Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan có chức năng gì? Tổ chức bộ máy của Ban Đối ngoại Trung ương như thế nào?

Cho anh hỏi, Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan có chức năng gì? Tổ chức bộ máy của Ban Đối ngoại Trung ương như thế nào? Cơ quan này có nhiệm vụ và quyền hạn gì? - Câu hỏi của anh Nhật Trung đến từ Bến Tre

Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan có chức năng gì?

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 36-QĐ/TW năm 2021 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Đối ngoại Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

Chức năng
Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lĩnh vực đối ngoại; tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Đảng; giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân và quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trong hệ thống cơ quan đảng, đoàn thể, tổ chức nhân dân.

Như vậy, Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lĩnh vực đối ngoại.

+ Tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Đảng; giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân và quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trong hệ thống cơ quan đảng, đoàn thể, tổ chức nhân dân.

Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan có chức năng gì?

Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan có chức năng gì? (Hình từ Internet)

Tổ chức bộ máy của Ban Đối ngoại Trung ương như thế nào?

Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 36-QĐ/TW năm 2021 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Đối ngoại Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Ban
Ban Đối ngoại Trung ương có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
2. Cơ cấu tổ chức của Ban Đối ngoại Trung ương gồm:
1) Vụ Trung Quốc - Đông Bắc Á
2) Vụ Lào - Cam-pu-chia
3) Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương
4) Vụ Châu Âu
5) Vụ Châu Mỹ
6) Vụ Trung Đông - Châu Phi
7) Vụ Nghiên cứu tổng hợp
8) Vụ Đối ngoại nhân dân
9) Vụ Thông tin, tư liệu
10) Vụ Lễ tân
11) Vụ Tổ chức - Cán bộ
12) Văn phòng
3. Về biên chế
Biên chế của Ban Đối ngoại Trung ương được xác định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm của Ban Đối ngoại Trung ương; thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức.
Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Đối ngoại Trung ương được thực hiện chế độ chuyên gia, cán bộ biệt phái, cộng tác viên phục vụ cho công tác của Ban.

Như vậy, Cơ cấu tổ chức của Ban Đối ngoại Trung ương gồm:

1) Vụ Trung Quốc - Đông Bắc Á

2) Vụ Lào - Cam-pu-chia

3) Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương

4) Vụ Châu Âu

5) Vụ Châu Mỹ

6) Vụ Trung Đông - Châu Phi

7) Vụ Nghiên cứu tổng hợp

8) Vụ Đối ngoại nhân dân

9) Vụ Thông tin, tư liệu

10) Vụ Lễ tân

11) Vụ Tổ chức - Cán bộ

12) Văn phòng

* Về biên chế

- Biên chế của Ban Đối ngoại Trung ương được xác định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm của Ban Đối ngoại Trung ương; thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức.

- Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Đối ngoại Trung ương được thực hiện chế độ chuyên gia, cán bộ biệt phái, cộng tác viên phục vụ cho công tác của Ban.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Đối ngoại Trung ương là gì?

Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 36-QĐ/TW năm 2021 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Đối ngoại Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

Ban Đối ngoại Trung ương có các nhiệm vụ sau:

(1) Nghiên cứu, tham mưu

- Nghiên cứu, đánh giá, dự báo tình hình quốc tế, tình hình các chính đảng và phong trào nhân dân trên thế giới; tham mưu chủ trương, chính sách, đối sách của Đảng ta.

- Chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các văn kiện đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về lĩnh vực đối ngoại. Chủ trì, phối hợp hoặc tham gia nghiên cứu cụ thể hoá đường lối đối ngoại của Đảng.

- Là một đầu mối hoặc phối hợp cùng các cơ quan thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá dự báo về lĩnh vực đối ngoại trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

(2) Thẩm định:

Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đối ngoại.

(3) Tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Đảng:

- Tổ chức các hoạt động đối ngoại của Bộ Chính trị, đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Thường trực Ban Bí thư và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng trên danh nghĩa là hoạt động đối ngoại của Trung ương Đảng.

- Tổ chức triển khai các mối quan hệ của Đảng ta với các chính đảng, tổ chức trên thế giới và hoạt động của Đảng ta tại các diễn đàn đa phương chính đảng.

(4) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định về công tác đối ngoại của Đảng đối với các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

- Chủ trì việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động đối ngoại nhân dân; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân quan trọng.

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các thoả thuận của Đảng ta với các đảng, tổ chức trên thế giới.

(5) Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trong hệ thống đảng, đoàn thể, tổ chức nhân dân:

- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.

- Tổng hợp, trình duyệt hoặc phê duyệt (khi được ủy quyền) và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm của các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức nhân dân ở Trung ương; tổng hợp báo cáo công tác đối ngoại hằng năm của các cơ quan đảng, đoàn thể, tổ chức nhân dân ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

- Phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng xây dựng và quản lý ngân sách hoạt động đối ngoại của Đảng.

(6) Tham gia xây dựng Đảng, công tác tổ chức, cán bộ:

- Tham gia công tác xây dựng Đảng theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Phối hợp, tham gia ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan về công tác tổ chức, cán bộ của các cơ quan, tổ chức về đối ngoại, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định.

(7) Thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao:

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại.

- Phối hợp với các ban đảng, bộ, ngành, các đảng ủy trực thuộc Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo các công tác khác có liên quan trực tiếp đến đối ngoại.

- Giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo dõi việc đi nước ngoài của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý công tác trong các cơ quan đảng, đoàn thể (cả cán bộ đương chức và cán bộ đã nghỉ hưu) theo quy định.

- Thực hiện những công việc khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

Khi thực hiện nhiệm vụ, Ban Đối ngoại Trung ương có các quyền hạn sau:

- Nhận hoặc yêu cầu cung cấp báo cáo, thông tin về đối ngoại từ các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, địa phương.

- Tham gia một số cơ chế liên ngành, các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác của các cơ quan làm về đối ngoại và các hoạt động đối ngoại lớn theo phân công của cấp trên hoặc theo đề nghị của các cơ quan chủ trì.

- Trao đổi, phối hợp với các cơ quan để xử lý hoặc tham mưu xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước theo đúng thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ.

- Cử cán bộ làm công tác đối ngoại đảng ở một số địa bàn do Ban Bí thư quy định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban Đối ngoại Trung ương

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt

Ban Đối ngoại Trung ương
Cơ quan nhà nước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ban Đối ngoại Trung ương có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban Đối ngoại Trung ương Cơ quan nhà nước
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương là ngày 1 tháng 11? Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan gì?
Pháp luật
Bộ máy Nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào? Người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay là ai?
Pháp luật
Cơ quan nhà nước phát hiện tài khoản mạng xã hội của mình bị giả mạo thì cần xử lý như thế nào?
Pháp luật
Đất xây dựng trụ sở cơ quan được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất khi bị thu hồi thì có được bồi thường không?
Pháp luật
Sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan có phải nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất? Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất các trụ sở nào?
Pháp luật
Ai là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam hiện nay? Danh sách người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước?
Pháp luật
Sơ đồ Bộ máy Nhà nước Việt Nam 2024 như thế nào? Bộ máy Nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Pháp luật
Các chức danh nào khi mất sẽ được tổ chức Lễ Quốc tang? Thời gian, nghi thức để tang đối với Lễ Quốc tang là bao lâu?
Pháp luật
Dân số Việt Nam 2024 là bao nhiêu? Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nhà nước có cần phải được nhà nước thực hiện giao đất để xây dựng trụ sở làm việc hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào