Bản ghi âm có được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không? Cơ quan nào thực hiện thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự?

Bản ghi âm của tôi có phải là nguồn của chứng cứ không? Cụ thể, nhà tôi có gắn camera có thiết bị ghi âm trước cổng, ngày 21/04/2021 tôi tình cờ mở ra xem thì thấy A và B đang mâu thuẫn với nhau sau đó A dùng dao đâm chết B và bỏ chạy.

Chứng cứ trong vụ án hình sự là gì?

Theo Điều 86 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về chứng cứ trong vụ án hình sự như sau:

"Điều 86. Chứng cứ

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án."

Bản ghi âm có được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không? Cơ quan nào thực hiện thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự?

Bản ghi âm có được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không? Cơ quan nào thực hiện thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự?

Tải trọn bộ văn bản về ghi âm có được coi là chứng cứ hiện hành: Tại Đây

Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự gồm những nguồn nào?

Theo Điều 87 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về nguồn của chứng cứ là:

"Điều 87. Nguồn chứng cứ

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự."

Bản ghi âm có được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự không?

Theo Điều 87 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về nguồn của chứng cứ thì dữ liệu điện tử là một trong những nguồn của chứng cứ.

Theo Điều 99 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về dữ liệu điện tử như sau:

"Điều 99. Dữ liệu điện tử

1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.

2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác."

Như vậy, theo các quy định trên, bản ghi âm là một hình thức dữ liệu điện tử, được xem là nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự. Nếu bản ghi âm này có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì được xem là chứng cứ.

Cơ quan nào thực hiện thu thập chứng cứ?

Theo khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về thu nhập chứng cứ:

"Điều 88. Thu thập chứng cứ

1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án."

Theo Điều 34 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định cơ quan tiến hành tố tụng:

"Điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:

a) Cơ quan điều tra;

b) Viện kiểm sát;

c) Tòa án."

Như vậy, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là những cơ quan thực hiện thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự.

Người làm chứng được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 66 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về người làm chứng, cụ thể:

"Điều 66. Người làm chứng

1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

2. Những người sau đây không được làm chứng:

a) Người bào chữa của người bị buộc tội;

b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

3. Người làm chứng có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

4. Người làm chứng có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng."

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng cứ

Lê Thị Trinh

Chứng cứ
Chứng cứ vụ án hình sự
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng cứ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng cứ Chứng cứ vụ án hình sự
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo pháp luật cạnh tranh thư điện tử, fax có được xem là chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh hay không? Những tình tiết, sự kiện nào không cần chứng minh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh?
Pháp luật
Mua bán hàng hóa không có hợp đồng chỉ có tin nhắn Zalo thì tin nhắn Zalo có được xem là chứng cứ trong tố tụng dân sự không?
Pháp luật
Chứng cứ được thu thập từ những nguồn nào? Lời nhận tội của bị can, bị cáo có được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không?
Pháp luật
File ghi âm nội dung trao đổi về tiền nợ gốc và tiền lãi giữa hai người có thể xem là chứng cứ trong tố tụng dân sự được không?
Pháp luật
Người khởi kiện có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình hay không? Những tình tiết, sự kiện nào không phải chứng minh?
Pháp luật
Việc giả mạo chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm thì tiến hành xử lý như thế nào?
Pháp luật
Ảnh chụp màn hình điện thoại có được xem là chứng cứ hợp pháp trong các vụ án dân sự hay không?
Pháp luật
Sử dụng đoạn ghi âm có được dùng làm chứng cứ trong vụ án dân sự hay không? Gửi tài liệu, chứng cứ bằng phương tiện điện tử như thế nào?
Pháp luật
Nội dung tin nhắn vay tiền trên Messenger facebook có được coi là chứng cứ không? Giao nộp tài liệu chứng cứ tại Tòa án được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là gì? Làm thế nào để xác định được chứng cứ trong tố tụng dân sự?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào