Bán khẩu trang y tế thế nào để không phạm pháp? Nếu bán khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Xin cho hỏi bán khẩu trang y tế thế nào để không phạm pháp? Quy định về việc bán khẩu trang y tế phải đảm bảo những gì? Sản xuất, kinh doanh khẩu trang y tế có cần phải niêm yết giá hay không? Nếu bán khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt hành chính như thế nào? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn.

Quy định về việc bán khẩu trang y tế phải đảm bảo những gì?

Thứ nhất, về việc bán khẩu trang y tế cần đảm bảo nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng. Cơ sở bán khẩu trang y tế chứng minh nguồn gốc hàng hóa thông qua hóa đơn mua bán khẩu trang y tế từ đơn vị khác (đơn vị sản xuất, phân phối khẩu trang y tế,..)

Thứ hai, các cơ sở, doanh nghiệp bán khẩu trang y tế phải đăng ký ngành, nghề kinh doanh cho phù hợp để đảm bảo đáp ứng điều kiện kinh doanh.

Thứ ba, bên cạnh việc phải đảm bảo các điều kiện vkinh doanh theo quy định của pháp luật về ngành nghề thì các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế phải đảm bảo các điều kiện về nhân sự và quản lý chất lượng theo quy định hiện hành.

Nếu bán khẩu trang Y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Nếu bán khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Sản xuất, bán khẩu trang y tế có cần phải niêm yết giá hay không?

Về giá cả khẩu trang y tế, đơn vị cần phải niêm yết giá theo quy định tại Luật Giá 2012.

Cụ thể tại khoản 6 Điều 4 Luật Giá 2012 có giải thích như sau:

"Điều 4. Giải thích từ ngữ
...
6. Niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền."

khoản 5 Điều 12 Luật Giá 2012 quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh như sau:

- Lập phương án giá hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Chấp hành quyết định về giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đăng ký giá bán hoặc giá mua đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá và chịu trách nhiệm về tính chính xác của mức giá đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Kê khai giá bán hoặc giá mua hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của mức giá đã kê khai đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá theo quy định của Chính phủ.

- Niêm yết giá:

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.

- Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình theo quy định của Luật này.

- Cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp Nhà nước định giá, áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

- Giải quyết kịp thời mọi khiếu nại về giá hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.

Nếu bán khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Nếu vi phạm quy định trên, có thể bị xử phạt theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP:

"Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
...
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này."

Theo đó, nếu có hành vi bán khẩu trang Y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ tùy theo giá trị bán bao nhiêu thì có thể bị phạt ít là 300.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân.

Còn đối với tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.

Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật và biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc tiêu hủy tang vật; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khẩu trang y tế

Phạm Lan Anh

Khẩu trang y tế
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khẩu trang y tế có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào