Ban lãnh đạo công ty có quyền kiểm tra và theo dõi việc chi kinh phí công đoàn không? Nguyên tắc quản lý tài chính công đoàn được quy định như thế nào?
Nguồn thu tài chính công đoàn được sử dụng vào những khoản chi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định cụ thể về các nguồn thu hình thành tài chính công đoàn như sau:
"Điều 26. Tài chính công đoàn
1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của pháp luật. Tài chính của công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
a. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương.
b. Kinh phí công đoàn do đơn vị sử dụng lao động đóng theo quy định của pháp luật.
c. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ.
d. Các nguồn thu khác: Thu từ hoạt động kinh tế của công đoàn, các hoạt động văn hóa, thể thao; các đề tài, đề án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài."
Tại khoản 2 Điều này có quy định nguồn tài chính công đoàn được hình thành từ những nguồn thu nói trên được sử dụng cho những khoản chi sau:
"2. Tài chính công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:
a. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.
b. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
c. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
d. Tổ chức phong trào thi đua do công đoàn phát động.
đ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
e. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.
g. Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn để phục vụ đoàn viên công đoàn và người lao động.
h. Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới.
i. Thăm hỏi, trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động.
k. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác.
l. Trả lương cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn không chuyên trách.
m. Chi hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp.
n. Các nhiệm vụ chi khác."
Như vậy, trong trường hợp muốn sử dụng nguồn tài chính công đoàn cho việc gì thì phải đảm bảo việc đó thuộc một trong những nội dung chi được quy định trên đây.
Công đoàn
Nguyên tắc quản lý tài chính công đoàn được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định về quản lý tài chính công đoàn như sau:
"Điều 26. Tài chính công đoàn
[...]
3. Quản lý tài chính công đoàn
a. Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch. Thực hiện phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm của công đoàn các cấp.
b. Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ công đoàn các cấp có nhiệm vụ quản lý tài chính theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước."
Theo đó, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý tài chính công đoàn sẽ thực hiện quản lý dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch. Thực hiện phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm của công đoàn các cấp.
Ban lãnh đạo công ty có quyền kiểm tra và theo dõi việc chi kinh phí công đoàn không?
Về việc quản lý tài chính, tài sản công đoàn được hướng dẫn tại Mục 19 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:
"19. Tài chính, tài sản công đoàn theo Điều 26, Điều 27
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có hướng dẫn, quy định riêng về đóng đoàn phí của đoàn viên; hoạt động thu, phân cấp thu, phân phối nguồn thu, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế, xây dựng cơ bản của công đoàn."
Đồng thời, Điều 29 Luật Công đoàn 2012 cũng có quy định:
"Điều 29. Kiểm tra, giám sát tài chính Công đoàn
1. Công đoàn cấp trên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác tài chính của công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Cơ quan kiểm tra của Công đoàn kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính của Công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính của Công đoàn theo quy định của pháp luật."
Có thể thấy, theo quy định thì công đoàn cấp trên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác tài chính của công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Cơ quan kiểm tra của công đoàn kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính của công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính của công đoàn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ban lãnh đạo công ty không có thẩm quyền này.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài chính công đoàn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?