Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị có những chức năng nào? Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được thành lập trong trường hợp nào?
Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị có những chức năng nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 11/2013/NĐ-CP quy định về vị trí, chức năng của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị như sau:
Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị
1. Vị trí, chức năng của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị:
a) Tùy theo điều kiện của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị theo các quy định tại Khoản 2 Điều này, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành tại địa phương;
b) Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị có chức năng giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị, bao gồm: Quản lý, giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng; trực tiếp quản lý các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; thực hiện một số nhiệm vụ khác về triển khai khu vực phát triển đô thị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
...
Theo đó, tùy theo điều kiện của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị.
Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành tại địa phương.
Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị có chức năng giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị.
Khu vực phát triển đô thị (Hình từ Internet)
Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được thành lập trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 11/2013/NĐ-CP về các trường hợp thành lập, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị như sau:
Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị
...
2. Các trường hợp thành lập, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị:
a) Các khu vực phát triển đô thị phải có Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị gồm: Khu vực phát triển đô thị tại các đô thị có đồ án quy hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; các khu vực phát triển đô thị quy định tại các Khoản 2, 5, 6, 7 Điều 2 của Nghị định này;
b) Trừ các khu vực phát triển đô thị phải có Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị đã quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, đối với các khu vực phát triển đô thị còn lại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu phát triển đô thị tại địa phương để quyết định việc thành lập hoặc không thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị;
c) Tùy thuộc vào nhu cầu phát triển đô thị, quy mô, tầm quan trọng của khu vực phát triển đô thị và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, một tỉnh có thể thành lập một hoặc nhiều Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị; một Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị cũng có thể được giao quản lý một hoặc nhiều khu vực phát triển đô thị;
d) Đối với khu vực phát triển đô thị thuộc hai tỉnh trở lên, Bộ Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan thành lập Ban Điều phối khu vực phát triển đô thị để chỉ đạo, hỗ trợ các Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị của địa phương thực hiện đồng bộ quá trình đầu tư phát triển đô thị;
...
Theo quy định trên, tùy thuộc vào nhu cầu phát triển đô thị, quy mô, tầm quan trọng của khu vực phát triển đô thị và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, một tỉnh có thể thành lập một hoặc nhiều Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị; một Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị cũng có thể được giao quản lý một hoặc nhiều khu vực phát triển đô thị.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 11/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị như sau:
Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện khu vực phát triển đô thị, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
b) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực phát triển đô thị;
c) Lập kế hoạch lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị;
d) Tổ chức quản lý hoặc thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với các dự án trong khu vực phát triển đô thị có sử dụng vốn ngân sách nhà nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
đ) Theo dõi giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị đảm bảo đúng theo quy hoạch, kế hoạch, tiến độ theo các nội dung dự án đã được phê duyệt; tổng hợp, đề xuất và phối hợp với các quan chức năng xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ, các chủ đầu tư, đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng cho đến khi hoàn thành việc bàn giao cho chính quyền đô thị;
...
Như vậy, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 3 Điều 13 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện khu vực phát triển đô thị, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phát triển đô thị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?