Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự nào? Thông tin cần cung cấp trong Bản thuyết minh BCTC?
Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự nào?
Bản thuyết minh báo cáo tài chính được quy định tại Mục 66 Chuẩn mực kế toán số 21 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC như sau:
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Cấu trúc
...
66. Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự sau đây và cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác:
a) Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam;
b) Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng;
c) Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi báo cáo tài chính theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính;
d) Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu;
e) Những thông tin khác,gồm:
(i) Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác; và
(ii) Những thông tin phi tài chính.
Theo đó, Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự sau đây và cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác:
(1) Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam;
(2) Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng;
(3) Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi báo cáo tài chính theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính;
(4) Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu;
(5) Những thông tin khác,gồm:
- Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác; và
- Những thông tin phi tài chính.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự nào? Thông tin cần cung cấp trong Bản thuyết minh BCTC? (hình từ internet)
Những điểm cần trình bày liên quan đến các chính sách kế toán trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính?
Trình bày chính sách kế toán được quy định tại Mục 67 Chuẩn mực kế toán số 21 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC như sau:
Theo đó, phần về các chính sách kế toán trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày những điểm sau đây:
(1) Các cơ sở đánh giá được sử dụng trong quá trình lập báo cáo tài chính;
(2) Mỗi chính sách kế toán cụ thể cần thiết cho việc hiểu đúng các báo cáo tài chính.
Lưu ý: Ngoài các chính sách kế toán cụ thể được sử dụng trong báo cáo tài chính, điều quan trọng là người sử dụng phải nhận thức được cơ sở đánh giá được sử dụng (như nguyên giá, giá hiện hành, giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại) bởi vì các cơ sở này là nền tảng để lập báo cáo tài chính.
Khi doanh nghiệp sử dụng nhiều cơ sở đánh giá khác nhau để lập báo cáo tài chính, như trường hợp một số tài sản được đánh giá lại theo quy định của nhà nước, thì phải nêu rõ các tài sản và nợ phải trả áp dụng mỗi cơ sở đánh giá đó.
Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin gì trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính?
Tại Mục 73 Chuẩn mực kế toán số 21 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định một doanh nghiệp cần phải cung cấp những thông tin sau đây trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính :
(1) Đối với mỗi loại cổ phiếu:
(i) Số cổ phiếu được phép phát hành;
(ii) Số cổ phiếu đã được phát hành và được góp vốn đầy đủ và số cổ phiếu đã được phát hành nhưng chưa được góp vốn đầy đủ;
(iii) Mệnh giá của cổ phiếu hoặc các cổ phiếu không có mệnh giá;
(iv) Phần đối chiếu số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm đầu và cuối niên độ;
(v) Các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với cổ phiếu, kể cả những hạn chế trong việc phân phối cổ tức và việc trả lại vốn góp;
(vi) Các cổ phiếu do chính doanh nghiệp nắm giữ hoặc do các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp nắm giữ; và
(vii) Các cổ phiếu được dự trữ để phát hành theo các cách lựa chọn và các hợp đồng bán hàng, bao gồm điều khoản và số liệu bằng tiền;
(2) Phần mô tả tính chất và mục đích của mỗi khoản dự trữ trong vốn chủ sở hữu;
(3) Phần cổ tức đã được đề xuất, hoặc được công bố sau ngày lập Bảng cân đối kế toán nhưng trước khi báo cáo tài chính được phép phát hành, và
(4) Giá trị cổ tức của cổ phiếu ưu đãi luỹ kế chưa được ghi nhận.
Một doanh nghiệp không có vốn cổ phần, như công ty hợp danh, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn cần phải cung cấp những thông tin tương đương với các thông tin được yêu cầu trên đây, phản ánh những biến động của các loại vốn góp khác nhau trong suốt niên độ, cũng như các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với mỗi loại vốn góp.
Các thông tin khác cần được cung cấp
Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin sau đây, trừ khi các thông tin này đã được cung cấp trong các tài liệu khác đính kèm báo cáo tài chính được công bố:
(1) Trụ sở và loại hình pháp lý của doanh nghiệp, quốc gia đã chứng nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và địa chỉ của trụ sở doanh nghiệp (hoặc của cơ sở kinh doanh chính, nếu khác với trụ sở);
(2) Phần mô tả về tính chất của các nghiệp vụ và các hoạt động chính của doanh nghiệp;
(3) Tên của công ty mẹ và công ty mẹ của cả tập đoàn;
(4) Số lượng công nhân viên tại thời điểm cuối niên độ hoặc số lượng công nhân viên bình quân trong niên độ.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Báo cáo tài chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?