Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có chức năng gì? Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có các nhiệm vụ như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có chức năng gì? Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có các nhiệm vụ như thế nào? Câu hỏi của chị Bích Phương đến từ Đồng Nai.

Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có chức năng gì?

Căn cứ tại Điều 1 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1391/QĐ-KTNN năm 2013, có quy định như sau:

Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có chức năng tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước.

Như vậy, theo quy định trên thì Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có chức năng là tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước.

Ban vì sự phát triển của phụ nữ

Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước (Hình từ Internet)

Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có các nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1391/QĐ-KTNN năm 2013, có quy định về Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ như sau:

Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, đề xuất với Tổng Kiểm toán Nhà nước để quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và thực hiện những vấn đề liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước.
2. Phối hợp với các đơn vị trong ngành xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động về bình đẳng giới của Kiểm toán Nhà nước và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước.
3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động đối với các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
4. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm, định kỳ với lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.

Như vậy, theo quy định trên thì Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có các nhiệm vụ như sau:

- Nghiên cứu, đề xuất với Tổng Kiểm toán Nhà nước để quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và thực hiện những vấn đề liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước.

- Phối hợp với các đơn vị trong ngành xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động về bình đẳng giới của Kiểm toán Nhà nước và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước.

- Hướng dẫn tổ chức hoạt động đối với các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm, định kỳ với lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam

Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà được tổ chức như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1391/QĐ-KTNN năm 2013, có quy định về tổ chức Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước như sau:

Tổ chức Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước gồm:
1. Thường trực Ban: Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và Thư ký Thường trực Ban.
2. Các Tiểu ban: Các Ủy viên được phân công theo 03 Tiểu ban thực hiện nhóm mục tiêu kế hoạch hành động về bình đẳng giới của Kiểm toán Nhà nước.
- Tiểu ban 1: thực hiện nhóm mục tiêu về nguồn nhân lực;
- Tiểu ban 2: thực hiện nhóm mục tiêu về chế độ động viên, đãi ngộ;
- Tiểu ban 3: thực hiện nhóm mục tiêu về tuyên truyền nâng cao nhận thức.
3. Tổ giúp việc của Ban: do Thường trực Ban thành lập.
4. Tại các đơn vị trực thuộc, Thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đơn vị và báo cáo để Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước ra quyết định công nhận. Số lượng thành viên Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đơn vị có từ 3 đến 5 người phù hợp với quy mô tổ chức của đơn vị, trong đó cơ cấu cố định gồm: 01 Trưởng Ban là lãnh đạo đơn vị; 01 Phó trưởng Ban là lãnh đạo cấp phòng và 01 công chức làm nhiệm vụ Thư ký Ban.

Như vậy, theo quy định trên thì Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà được tổ chức như sau:

- Thường trực Ban

- Các Tiểu ban

- Tổ giúp việc của Ban

- Tại các đơn vị trực thuộc, Thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đơn vị và báo cáo để Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước ra quyết định công nhận.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán Nhà nước

Bùi Thị Thanh Sương

Kiểm toán Nhà nước
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm toán Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán Nhà nước Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức Kiểm toán nhà nước mới nhất? Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ?
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Kiểm toán nhà nước mới nhất? Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng?
Pháp luật
03 Nguyên tắc khai thác, sử dụng phần mềm Họp không giấy? Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng Phần mềm?
Pháp luật
Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời gian xác nhận tham dự cuộc họp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đã có Quyết định 1659/2024 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động Kiểm toán Nhà nước? Toàn văn Quyết định 1659/QĐ-KTNN?
Pháp luật
Các tổ chức nào có thể trở thành cộng tác viên Kiểm toán nhà nước? Cộng tác viên giúp Kiểm toán nhà nước thực hiện tư vấn về các vấn đề gì?
Pháp luật
Phòng Quản trị thuộc Văn phòng Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ gì trong công tác quản lý cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Thời gian tiếp nhận thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước? Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng?
Pháp luật
Xử lý thế nào khi thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo chế độ nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào