Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng là gì? Băng chắn nước được phân thành bao nhiêu loại?

Tôi có một câu hỏi như sau: Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng là gì? Băng chắn nước được phân thành bao nhiêu loại? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.D ở Đồng Nai.

Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng là gì? Băng chắn nước được phân thành bao nhiêu loại?

Theo quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9384:2012, băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng là sản phẩm xây dựng có dạng băng dài được chế tạo sẵn để làm vật chắn nước chống thấm cho các mối nối công trinh xây dựng.

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9384:2012, băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng được phân loại như sau:

(1) Theo đặc trưng vật lý

Theo đặc trưng vật lý, băng chắn nước được phân thành các loại sau:

- Băng chắn nước cứng: là các băng kim loại được chế tạo từ đồng (đồng đỏ, đồng thau), thép không gỉ, tôn tráng kẽm và các loại vật liệu cứng khác.

- Băng chắn nước mềm: là các băng được chế tạo từ cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, từ các pôlime khác như polyvinylclorua, polyuretan, polyetylen...

(2) Theo khả năng biến dạng

Theo khả năng biến dạng, băng chắn nước được phân thành các loại sau:

- Băng dùng cho mối nối có chuyển dịch nhỏ (khe co giãn, mạch ngừng thi công): là băng không có cấu tạo bù chuyển dịch (mặt cắt ngang có dạng phẳng).

- Băng dùng cho mối nối có chuyển dịch lớn (khe giãn nở nhiệt, khe lún...): là băng có đoạn bù chuyển dịch tại tim băng (dạng ống rỗng, gập hình chữ U...).

(3) Theo vị trí lắp đặt

Theo vị trí lắp đặt, băng chắn nước được phân thành các loại sau:

- Băng đặt trong: vị trí băng ở trong khối xây hoặc khối bê tông.

- Băng đặt ngoài: vị trí băng ở biên khối xây hoặc khối bê tông.

Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng

Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng (Hình từ Internet)

Thi công lắp đặt băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu gì?

Theo tiết 5.3.1 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9384:2012 thì việc thi công lắp đặt băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Băng được lắp đúng vị trí thiết kế; khoảng cách giữa các điểm định vị phải đúng với yêu cầu nêu trong các Phụ lục D, E và không quá 50 cm. Độ lệch tâm băng so với thiết kế không vượt quá 5 mm; mép băng không được lệch khỏi mặt phẳng tiết diện ngang của băng quá 5 mm;

- Băng được cố định chắn chắn, đảm bảo không dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông và sử dụng. Phương án định vị băng, ghép cốp pha, đổ bê tông phải tạo khả năng định vị lại băng trong trường hợp băng chuyển dịch khỏi vị trí thiết kế trong lúc thi công;

- Mặt băng được bảo vệ không để lây các chất làm giảm bám dính với bê tông hoặc vữa; phần tim băng (phần bù chuyển dịch nằm trong khe nối) không được cho bê tông hoặc vữa dính vào trong quá trình thi công;

- Băng được che chắn chống các tác động cơ học có hại, chống lửa hàn, hóa chất... bắn vào trong khi thi công;

- Băng chắn nước phải tạo thành một hệ liên tục trong phần kết cấu có khả năng tiếp xúc với nước. Mối hàn băng kim loại phải có bề mặt dạng vân vảy cá đều, kích thước phải đúng quy định trên toàn bộ chiều dài đường hàn; mối hàn kim loại không được có các khuyết tật như bọt khí, vết nứt, vết lõm, chỗ cháy thủng; mối hàn băng mềm phải được tạo phẳng, có kích thước hàn đúng quy định; vật liệu tại vị trí hàn phải đồng nhất, không có các khuyết tật dạng bọt, vệt lõm, cặn cháy.

Việc nghiệm thu băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng được thực hiện theo trình tự thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9384:2012, việc nghiệm thu băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng trước khi lắp đặt được thực hiện theo trình tự nội dung hai bước sau:

(1) Nghiệm thu tính năng kỹ thuật băng trước khi lắp đặt.

Biên bản nghiệm thu băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng cần ghi rõ các vấn đề sau:

- Sự phù hợp của chủng loại băng so với thiết kế: băng chắn nước phải đúng chủng loại được thiết kế; nếu không có chỉ dẫn cụ thể về chủng loại thì băng phải có các thông số kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công trình.

- Sự hoàn chỉnh về chất lượng sản phẩm: kích thước và cấu hình đáp ứng yêu cầu thiết kế, không có các khuyết tật như đã nêu ở 5.1.

Khi cần, cơ quan tư vấn có thể chỉ định lấy mẫu thí nghiệm, kết quả thí nghiệm được đưa vào biên bản nghiệm thu. Chỉ cho phép lắp đặt băng sau khi nghiệm thu tính năng kỹ thuật của băng.

(2) Nghiệm thu băng trong khe nối trước khi đổ bê tông.

Biên bản nghiệm thu băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng trong khe nối trước khi đổ bê tông cần ghi rõ các vấn đề:

- Sự chính xác của công tác lắp đặt: băng chắn nước phải được lắp đặt đúng vị trí thiết kế, độ lệch không vượt quá giới hạn nêu trong 5.3.1 a).

- Chất lượng công tác định vị băng: băng chắn nước phải được định vị chắc chắn; cách thức đặt băng cho phép định vị lại nếu trong quá trình đổ bê tông có sự chuyển dịch vị trí băng.

- Sự toàn vẹn và khả năng bảo vệ băng trong khi đổ bê tông; băng không được có khuyết tật do khâu lắp đặt gây ra; bề mặt băng cần được tẩy sạch các tạp chất và được bảo vệ chống dị vật rơi vào hoặc bê tông bám vào khoảng bù chuyển động của băng trong quá trình thi công.

Biên bản nghiệm thu là cơ sở cho việc tiến hành các bước thi công mối nối tiếp theo.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Băng chắn nước

Trần Thị Tuyết Vân

Băng chắn nước
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Băng chắn nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Băng chắn nước Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Pháp luật
Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào