Bảng giá đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2024 được quy định như thế nào?
Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được sử dụng làm gì?
Căn cứ Điều 2 Bảng giá đất ban hành kèm theo Quyết định 35/2020/QĐ-UBND, theo đó:
- Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
- Tính thuế sử dụng đất.
- Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất dai.
- Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
-Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
- Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Quy định tính giá đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được thực hiện như thế nào theo Quyết định 35/2020/QĐ-UBND?
Nguyên tắc chung khi tính giá đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh?
Căn cứ Điều 3 Bảng giá đất ban hành kèm theo Quyết định 35/2020/QĐ-UBND, theo đó:
- Thửa đất có nhiều cách xác định vị trí hoặc khu vực khác nhau: Áp dụng vị trí hoặc khu vực cao nhất.
- Thửa đất có nhiều cách xác định giá đất khác nhau: Áp dụng mức giá cao nhất.
Quy định tính giá đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh?
Việc xác định vùng, xác định loại xã và xác định vị trí đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được thực hiện theo cắn cứ tại Điều 4 Bảng giá đất ban hành kèm theo Quyết định 35/2020/QĐ-UBND. Bên cạnh đó tại Điều 6 Bảng giá đất ban hành kèm theo Quyết định 35/2020/QĐ-UBND thì việc tính giá đất phi nông nghiệp được xác định như sau:
- Giá đất phi nông nghiệp tại đô thị: Được xác định dựa vào vị trí đất.
+ Đất mặt tiền đường phố (vị trí 1): Giá đất được tính bằng giá đất của Bảng giá các loại dất phi nông nghiệp ở đô thị;
+ Đất trong hẻm: Đất trong hẻm được xác định giá theo tỷ lệ % so với giá đất mặt tiền của đường phố đó, căn cứ vào các yếu tố như loại hẻm và chiều rộng của hẻm, chiều sâu của hẻm, cụ thể:
Loại hẻm và chiều rộng của hẻm:
Hẻm chính:
Chiều rộng từ 6 mét trở lên: Giá đất được xác định bằng 40% giá đất mặt tiền đường phố (vị trí 1) và phụ thuộc vào độ sâu của hẻm;
Chiều rộng từ 3,5 mét đến dưới 6 mét: Giá đất được xác định bằng 30% giá đất mặt tiền đường phố (vị trí 1) và phụ thuộc vào độ sâu của hẻm;
Chiều rộng dưới 3,5 mét: Giá đất được xác định bằng 20% giá đất mặt tiền đường phố (vị trí 1) và phụ thuộc vào độ sâu của hẻm.
Hẻm phụ:
Chiều rộng từ 6 mét trở lên: Giá đất được xác định bằng 70% giá đất hẻm chính và phụ thuộc vào độ sâu của hẻm;
Chiều rộng từ 3,5 mét đến dưới 6 mét: Giá đất được xác định bằng 60% giá đất hẻm chính và phụ thuộc vào độ sâu của hẻm;
Chiều rộng dưới 3,5 mốt: Giá đất được xác định bằng 40% giá đất hẻm chính và phụ thuộc vào độ sâu của hẻm.
Chiều dài (độ sâu) của hẻm:
Từ mét thứ 1 đến hết chiều sâu thửa đất tiếp giáp mặt tiền đường phố (trong phạm vi 50 mét), giá đất được xác định bằng giá đất mặt tiền đường phố (nêu mặt tiền thửa đất tiếp giáp mặt tiền đường phố) hoặc bằng giá đất hẻm tương ứng (nếu mặt tiền thửa đất tiếp giáp mặt tiền hẻm). Đất của thửa đất trong phạm vi 50 mét đầu tính từ mép đường hiện trạng không tiếp giáp mặt tiền đường phố (thửa đất nằm sau thửa đất vị trí 1) và đất sau 50 mét giá đất được xác định theo giá đất hẻm tương ứng;
Từ sau thửa đất tiếp giáp mặt tiền đường phố đến hết mét thứ 150 tính từ mép đường hiện trạng: Giá đất tính bằng 100% giá đất của hẻm tương ứng;
Sau mét thứ 150 đến hết mét thứ 250 tính từ mép đường hiện trạng: Giá đất tính bằng 80% giá đất của hẻm tương ứng;
Sau mét thứ 250 trở lên tính từ mép đường hiện trạng: Giá đất tính bằng 60% giá đất của hẻm tương ứng.
+ Đất sau 50 mét mặt tiền đường phố (sau vị trí 1) cùng chung một thửa đất vói đất mặt tiền: Giá đất được tính bằng 40% giá đất mặt tiền đường phố;
+ Trường hợp giá đất ở tại đô thị quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 6 nhỏ hơn giá đất ở tối thiểu tại đô thị thì tính bằng giá đất quy định tại khoản 2 Điều 6.
- Giá đất ở tối thiểu tại đô thị
+ Giá đất ở tối thiểu tại đô thị loại III bằng 400.000 đồng/m2 (bốn trăm ngàn đồng một mét vuông);
+ Giá đất ở tối thiểu tại đô thị loại IV bằng 300.000 đồng/m2 (ba trăm ngàn đồng một mét vuông);
+ Giá đất ở tối thiểu tại đô thị loại V bằng 200.000 đồng/m2 (hai trăm ngàn đồng một mét vuông).
- Giá đất phi nông nghiệp tại nông thôn
+ Giá đất được xác định theo loại xã, khu vực trong xã (quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Chương I) và vị trí trong từng khu vực (quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 Chương I);
+ Đất phi nông nghiệp tại nông thôn từ mét thứ nhất tiếp giáp đường đến hết mét thứ 50 của thửa đất: giá đất được xác định theo mức giá tương ứng với khu vực, vị trí đất. Nếu thửa đất có chiều sâu lớn hơn 50 mét (của cùng một chủ sử dụng đất) thì từ sau mét thứ 50 đến hết mét thứ 100 của thửa đất giá đất được tính bằng 75% giá đất của 50 mét đầu, từ sau mét thứ 100 giá đất được tính bằng 50% giá đất của 50 mét đầu.
- Giá đất phi nông nghiệp tại nông thôn (trên địa bàn các xã) nhưng nằm ở trục đường giao thông (có tên đường và giá đất trong Bảng giá của huyện, thành phố)
+ Thửa đất tiếp giáp đường giao thông tính từ mép đường hiện trạng đến hết mét thứ 50 hoặc hết chiều sâu thửa đất nếu thửa đất có chiều sâu nhỏ hơn 50 mét xác định là vị trí 1 áp dụng Bảng giá đất phi nông nghiệp mặt tiền đường giao thông của tuyến đường đó;
+ Thửa đất có chiều sâu lớn hơn 50 mét (của cùng một chủ sử dụng đất) thì từ sau mét thứ 50 đến hết mét thứ 100 của thửa đất giá đất được tính bằng 75% giá đất của 50 mét đầu, từ sau mét thứ 100 giá đất được tính bằng 50% giá đất của 50 mét đầu của thửa đất tiếp giáp đường giao thông;
+ Từ sau thửa đất tiếp giáp đường giao thông (không phân biệt độ sâu của thửa đất tiếp giáp đường giao thông) thì căn cứ vào loại xã, loại khu vực, loại vị trí để xác định giá đất.
- Đối với các thửa đất tiếp giáp đường giao thông nhưng phải qua kênh, mương, rạch (không phân biệt đã tự san lấp hay chưa san lấp) hoặc đường dân sinh nằm sát với đường giao thông thì giá đất được tính như sau:
+ Đối với kênh, mương, rạch có chiều rộng dưới 03 mét hoặc đường dân sinh có chiều rộng từ 03 mét trở lên thì giá đất được tính bằng 80% giá của thửa đất tiếp giáp đường giao thông chính đó;
+ Đối với kênh, mương, rạch có chiều rộng từ 3 mét trở lên hoặc đường dân sinh có chiêu rộng dưới 03 mét thì giá đất được tính bằng 70% giá của thửa đất tiếp giáp đường giao thông chính đó.
Xem Bảng giá đất ở tại đô thị chi tiết trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tại đây.
Đặng Anh Duy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảng giá đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?