Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên bao gồm những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên bao gồm những nội dung gì?
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng tiến hành thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên bao gồm những nội dung nào?
- Người quyết định đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên có thẩm quyền thẩm định những nội dung gì ?
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 54 Luật Xây dựng 2014 được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 11 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải thuyết minh rõ các nội dung sau:
- Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt (nếu có);
- Tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở; tỷ lệ, số lượng các loại nhà ở (biệt thự, liền kề, căn hộ chung cư) và sự tương thích của số lượng các loại nhà ở với chỉ tiêu dân số được phê duyệt;
- Diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;
- Phương án kinh doanh các sản phẩm nhà ở và các sản phẩm khác của dự án;
- Sự phù hợp với định hướng phát triển đô thị, chương trình phát triển đô thị được phê duyệt (nếu có); kế hoạch xây dựng và hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật trước khi khai thác nhà ở (nếu có), công trình hạ tầng xã hội và các công trình khác trong dự án; kế hoạch và danh mục các khu vực hoặc công trình và dịch vụ công ích sẽ bàn giao trong trường hợp có bàn giao cho Nhà nước;
- Phương án phân kỳ đầu tư để đảm bảo yêu cầu đồng bộ đối với các dự án gồm nhiều công trình xây dựng triển khai theo thời gian dài có yêu cầu phân kỳ đầu tư;
- Đối với khu đô thị không có nhà ở thì không yêu cầu thực hiện các quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản này.
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan chuyên môn về xây dựng tiến hành thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 58 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi khoản 15 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, cơ quan chuyên môn về xây dựng tiến hành thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên bao gồm những nội dung sau:
- Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hành nghề xây dựng;
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch hoặc phương án tuyến công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
- Sự phù hợp của dự án với chủ trương đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận, với chương trình, kế hoạch thực hiện, các yêu cầu khác của dự án theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);
- Khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật khu vực; khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật và việc phân giao trách nhiệm quản lý các công trình theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị;
- Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở về bảo đảm an toàn xây dựng; việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
- Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Sự tuân thủ quy định của pháp luật về xác định tổng mức đầu tư xây dựng.
Người quyết định đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên có thẩm quyền thẩm định những nội dung gì ?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, người quyết định đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên có thẩm quyền thẩm định những nội dung sau:
- Sự phù hợp về quy hoạch, mục tiêu, quy mô đầu tư và các yêu cầu khác được xác định trong quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng;
- Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở với nhiệm vụ thiết kế; danh mục tiêu chuẩn áp dụng;
- Giải pháp tổ chức thực hiện dự án, kinh nghiệm và năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư, phương án giải phóng mặt bằng, hình thức thực hiện dự án;
- Yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án bao gồm xác định tổng mức đầu tư xây dựng; nguồn vốn, khả năng huy động vốn theo tiến độ; phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội;
- Sự phù hợp của phương án công nghệ (nếu có);
- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan và yêu cầu của người quyết định đầu tư.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đầu tư xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức chính thức kéo dài 9 ngày liên tục ra sao?
- Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước gồm những gì? Thời gian nộp báo cáo?
- Giải pháp tinh gọn bộ máy nhà nước nêu tại Nghị quyết 18 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thế nào?