Báo cáo định kỳ thuộc quản lý Bộ Thông tin và Truyền thông được gửi theo thứ tự ưu tiên nào? Chế độ báo cáo gồm những nội dung gì?
- Báo cáo định kỳ thuộc quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông được gửi theo thứ tự ưu tiên nào?
- Thời hạn gửi báo cáo định kỳ hằng tháng của doanh nghiệp đến đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là khi nào?
- Chế độ báo cáo định kỳ thuộc quản lý Bộ Thông tin và Truyền thông gồm những nội dung gì?
Báo cáo định kỳ thuộc quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông được gửi theo thứ tự ưu tiên nào?
Báo cáo định kỳ thuộc quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông được gửi theo thứ tự ưu tiên được quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2023/TT-BTTTT như sau:
Phương thức gửi chế độ báo cáo định kỳ
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Gửi qua Hệ thống thư điện tử.
3. Gửi qua Fax.
4. Gửi trực tiếp.
5. Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo định kỳ thuộc quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông được gửi đến cơ quan nhận báo cáo theo thứ tự ưu tiên sau:
- Gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Gửi qua Hệ thống thư điện tử.
- Gửi qua Fax.
- Gửi trực tiếp.
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Báo cáo định kỳ thuộc quản lý Bộ Thông tin và Truyền thông được gửi theo thứ tự ưu tiên nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn gửi báo cáo định kỳ hằng tháng của doanh nghiệp đến đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là khi nào?
Thời hạn gửi báo cáo định kỳ hằng tháng của doanh nghiệp đến đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-BTTTT như sau:
Thời hạn gửi báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ
1. Thời hạn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân liên quan gửi báo cáo định kỳ đến cơ quan, đơn vị nhận báo cáo định kỳ:
a) Chậm nhất ngày 15 (mười lăm) của tháng báo cáo đối với báo cáo định kỳ hằng tháng;
b) Chậm nhất ngày 06 (sáu) của tháng cuối quý đối với báo cáo định kỳ hằng quý;
c) Chậm nhất ngày 06 (sáu) tháng 06 (sáu) đối với báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng;
d) Chậm nhất ngày 25 (hai mươi lăm) tháng 11 (mười một) đối với báo cáo định kỳ hằng năm.
2. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nhận báo cáo định kỳ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm rà soát, phân tích, tổng hợp và gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông (Văn phòng Bộ):
a) Chậm nhất ngày 16 (mười sáu) của tháng báo cáo đối với báo cáo định kỳ hằng tháng;
b) Chậm nhất ngày 08 (tám) của tháng cuối quý đối với báo cáo định kỳ hằng quý;
c) Chậm nhất ngày 08 (tám) tháng 06 (sáu) đối với báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng;
d) Chậm nhất ngày 27 (hai mươi bảy) tháng 11 (mười một) đối với báo cáo định kỳ hằng năm.
3. Các Sở Thông tin và Truyền thông nhận báo cáo định kỳ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm rà soát, phân tích, tổng hợp và gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông (Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ hoặc Văn phòng Bộ):
a) Chậm nhất ngày 16 (mười sáu) của tháng báo cáo đối với báo cáo định kỳ hằng tháng;
b) Chậm nhất ngày 08 (tám) của tháng cuối quý đối với báo cáo định kỳ hằng quý;
c) Chậm nhất ngày 08 (tám) tháng 06 (sáu) đối với báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng;
d) Chậm nhất ngày 27 (hai mươi bảy) tháng 11 (mười một) đối với báo cáo định kỳ hằng năm.
4. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nhận báo cáo định kỳ của các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm rà soát, phân tích, tổng hợp và gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông (Văn phòng Bộ);
a) Chậm nhất ngày 17 (mười bảy) của tháng báo cáo đối với báo cáo định kỳ hằng tháng;
b) Chậm nhất ngày 09 (chín) của tháng cuối quý đối với báo cáo định kỳ hằng quý;
c) Chậm nhất ngày 09 (chín) tháng 06 (sáu) đối với báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng;
d) Chậm nhất ngày 29 (hai mươi chín) tháng 11 (mười một) đối với báo cáo định kỳ hằng năm.
5. Văn phòng Bộ rà soát, phân tích, tổng hợp các báo cáo để báo cáo Lãnh đạo Bộ:
a) Chậm nhất ngày 18 (mười tám) của tháng báo cáo đối với báo cáo định kỳ hằng tháng;
b) Chậm nhất ngày 10 (mười) của tháng cuối quý đối với báo cáo định kỳ hằng quý;
c) Chậm nhất ngày 10 (mười) tháng 06 (sáu) đối với báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng;
d) Chậm nhất ngày 30 (ba mươi) tháng 11 (mười một) đối với báo cáo định kỳ hằng năm.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn gửi báo cáo định kỳ hằng tháng của doanh nghiệp đến đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là chậm nhất ngày 15 của tháng báo cáo đối với báo cáo định kỳ hằng tháng.
Chế độ báo cáo định kỳ thuộc quản lý Bộ Thông tin và Truyền thông gồm những nội dung gì?
Chế độ báo cáo định kỳ thuộc quản lý Bộ Thông tin và Truyền thông gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-BTTTT như sau:
Nội dung, thành phần của chế độ báo cáo định kỳ
1. Nội dung chế độ báo cáo định kỳ phải đầy đủ các thành phần sau:
a) Tên báo cáo;
b) Nội dung yêu cầu của báo cáo;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo;
d) Cơ quan nhận báo cáo;
đ) Tần suất thực hiện báo cáo;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo;
g) Thời hạn gửi báo cáo;
h) Hình thức, phương thức gửi, nhận báo cáo;
i) Mẫu đề cương báo cáo.
2. Trong trường hợp cần thiết, nội dung của chế độ báo cáo định kỳ có thể có thêm các thành phần:
a) Biểu mẫu số liệu báo cáo;
b) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.
Như vậy, theo quy định trên thì chế độ báo cáo định kỳ thuộc quản lý Bộ Thông tin và Truyền thông gồm những nội dung sau:
- Tên báo cáo;
- Nội dung yêu cầu của báo cáo;
- Đối tượng thực hiện báo cáo;
- Cơ quan nhận báo cáo;
- Tần suất thực hiện báo cáo;
- Thời gian chốt số liệu báo cáo;
- Thời hạn gửi báo cáo;
- Hình thức, phương thức gửi, nhận báo cáo;
- Mẫu đề cương báo cáo.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Thông tin và Truyền thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?