Báo chí đối ngoại có những quyền hạn nào đối với việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì báo chí đối ngoại có những quyền hạn nào đối với việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí? Câu hỏi của anh Quang Hải đến từ Đồng Nai.

Báo chí đối ngoại có những quyền hạn nào đối với việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 03/2019/TT-BTTTT, có quy định về quyền và trách nhiệm của báo chí đối ngoại như sau:

Quyền và trách nhiệm của báo chí đối ngoại
1. Quyền của báo chí đối ngoại:
a) Được Nhà nước ưu tiên đặt hàng thực hiện đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí;
b) Được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí Việt Nam và trên các phương tiện truyền thông của nước ngoài.

Như vậy, theo quy định trên thì Báo chí đối ngoại có những quyền hạn sau:

- Được Nhà nước ưu tiên đặt hàng thực hiện đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí;

- Được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí Việt Nam và trên các phương tiện truyền thông của nước ngoài.

báo chí đối ngoại

Báo chí đối ngoại (Hình từ Internet)

Báo chí đối ngoại có trách nhiệm gì đối với việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 03/2019/TT-BTTTT, có quy định về quyền và trách nhiệm của báo chí đối ngoại như sau:

Quyền và trách nhiệm của báo chí đối ngoại
2. Trách nhiệm của báo chí đối ngoại:
a) Thiết lập chuyên trang, chuyên mục (đối với báo in, báo điện tử), nhóm chương trình, chuyên đề (đối với kênh phát thanh, truyền hình) về nội dung thông tin đối ngoại;
b) Đảm bảo có phóng viên, biên tập viên theo dõi về thông tin đối ngoại;
c) Phối hợp, chia sẻ tin, bài, chương trình được Nhà nước đầu tư cho các cơ quan báo chí, tổ chức, các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước;
d) Chủ động đăng, phát các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các phương tiện truyền thông của nước ngoài và báo chí của người Việt Nam ở nước ngoài;
đ) Khuyến khích chọn lọc các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình về thông tin đối ngoại để đăng, phát trên các mạng xã hội, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện tổng kết, đề xuất khen thưởng, báo cáo kết quả thực hiện nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí, gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu (theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Theo đó, đối với việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí, thìbáo chí đối ngoại có các trách nhiệm sau:

- Thiết lập chuyên trang, chuyên mục (đối với báo in, báo điện tử), nhóm chương trình, chuyên đề (đối với kênh phát thanh, truyền hình) về nội dung thông tin đối ngoại;

- Đảm bảo có phóng viên, biên tập viên theo dõi về thông tin đối ngoại;

- Phối hợp, chia sẻ tin, bài, chương trình được Nhà nước đầu tư cho các cơ quan báo chí, tổ chức, các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước;

- Chủ động đăng, phát các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các phương tiện truyền thông của nước ngoài và báo chí của người Việt Nam ở nước ngoài;

- Khuyến khích chọn lọc các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình về thông tin đối ngoại để đăng, phát trên các mạng xã hội, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện tổng kết, đề xuất khen thưởng, báo cáo kết quả thực hiện nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí, gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu.

Thời gian đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí đối ngoại chậm nhất khi nào?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BTTTT, có quy định về đối với báo chí đối ngoại như sau:

Đối với báo chí đối ngoại
1. Đối với thông tin về các vấn đề quan trọng của Việt Nam và thế giới: Sau khi nhận được quan điểm của Nhà nước Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, việc đăng, phát được thực hiện như sau:
a) Vị trí đăng, phát: Trang nhất đối với báo in; trang chủ đối với báo điện tử; bản tin thời sự đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại;
b) Thời gian đăng, phát: Chậm nhất 02 giờ đối với báo điện tử; 05 giờ đối với báo điện tử phải chuyển ngữ; 24 giờ đối với báo in; phát vào bản tin thời sự kế tiếp đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại.
2. Đối với thông tin giải thích, làm rõ: Đăng, phát ở vị trí dễ tiếp cận, vào thời gian sớm nhất.
3. Đối với các nội dung thông tin đối ngoại khác quy định tại Điều 4 Thông tư này: Đăng, phát vào thời gian trong ngày.
4. Ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài:
a) Tăng số lượng tin, bài, chương trình sản xuất tiếng nước ngoài (không qua quy trình chuyển ngữ) để đăng, phát trên báo chí;
b) Chủ động tăng số lượng ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng nước ngoài để phục vụ đối tượng thông tin đối ngoại ở các quốc gia khác nhau, trong đó chú trọng phát triển các thứ tiếng ở địa bàn trọng điểm của thông tin đối ngoại theo từng thời kỳ.

Như vậy, theo quy định trên thì thời gian đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí đối ngoại chậm nhất 02 giờ đối với báo điện tử; 05 giờ đối với báo điện tử phải chuyển ngữ; 24 giờ đối với báo in; phát vào bản tin thời sự kế tiếp đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Báo chí đối ngoại

Bùi Thị Thanh Sương

Báo chí đối ngoại
Cơ quan báo chí
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Báo chí đối ngoại có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Báo chí đối ngoại Cơ quan báo chí
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp cơ quan chủ quản báo chí muốn thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép xuất bản phụ trương thực hiện thế nào?
Pháp luật
Làm gì khi công ty bị báo chí đăng tin không đúng sự thật? Xử phạt hành chính hay xử lý hình sự đối với việc báo chí đăng thông tin sai sự thật về công ty?
Pháp luật
Cơ quan báo chí có được phép liên kết trong hoạt động báo chí với cơ quan báo chí khác hay không?
Pháp luật
Điều kiện đặt văn phòng đại diện của cơ quan báo chí là gì? Hoạt động của văn phòng đại diện cơ quan báo chí phải đảm bảo điều gì?
Pháp luật
Bệnh viện cấp nào thì được lập cơ quan báo chí? Bệnh viện cần đáp ứng điều kiện gì để được thành lập cơ quan báo chí?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan báo in được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí đúng không?
Pháp luật
Việc thực hiện chế độ lưu chiểu của cơ quan báo chí phải tuân theo quy định gì? Việc tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu do cơ quan nào thực hiện?
Pháp luật
Cơ quan báo chí có nhu cầu đặt văn phòng đại diện tại tỉnh thì phải gửi hồ sơ đến đâu? Hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Phóng viên của cơ quan báo chí chỉ có bằng cao đẳng thì có được xét cấp thẻ nhà báo theo quy định không?
Pháp luật
Cơ quan báo chí có nhu cầu cử phóng viên thường trú hoạt động độc lập tại các tỉnh thì nộp hồ sơ ở đâu? Hồ sơ gồm những gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào