Báo động lũ cấp mấy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người? Người tham gia ứng phó bão lũ bị chết thì hưởng những chế độ gì?
Cấp báo động lũ là gì? Dựa vào gì để phân cấp báo động lũ?
Theo Quyết định 05/2020/QĐ-TTg thì cấp báo động lũ là sự phân định cấp độ của lũ. Mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.
Cấp báo động lũ được phân thành ba cấp căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực.
Theo quy định, có 3 cấp báo động lũ: báo động cấp I, báo động cấp II, báo động cấp III.
Báo động lũ cấp mấy có thể gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng con người? (Hình từ Internet)
Báo động lũ cấp mấy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người?
- Báo động cấp I là mức giới hạn mực nước cho biết trên sông đã bắt đầu có lũ nhưng nước lũ còn ở giới hạn trong lòng sông - tương đương cấp lũ nhỏ.
- Báo động cấp II là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức trung bình, nước lũ bắt đầu gây ảnh hưởng ngập lụt và tác động xấu đến dân sinh, kinh tế, xã hội - tương đương lũ trung bình.
- Báo động cấp III là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức cao, gây ảnh hưởng ngập lụt nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân - tương đương lũ lớn.
Đồng thời, tín hiệu báo động lũ được quy định tại Phụ lục VI được ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau:
Như vậy, báo động lũ cấp III là mức cao nhất và cũng là mức gây ảnh hưởng ngập lụt nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân.
Người tham gia ứng phó lũ lụt bị ốm đau, tai nạn và chết được hưởng chế độ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 30/2017/NĐ-CP có quy định về chế độ, chính sách mà người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bị ốm đau, tai nạn và chết được hưởng như sau:
Đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Trường hợp ốm đau, bị tai nạn, bị thương hoặc chết thì được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; an toàn vệ sinh lao động và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Đối với người không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Bị ốm đau: Người tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bị ốm đau trong khi làm nhiệm vụ nếu chưa tham gia đóng bảo hiểm y tế thì được thanh toán tiền khám chữa bệnh như tiêu chuẩn của người tham gia đóng bảo hiểm y tế.
- Bị tai nạn:
+ Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, xuất viện.
+ Sau khi điều trị được cơ quan chức năng giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp người chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
+ Người bị tai nạn bị mất một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với người tàn tật;
- Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, nếu người bị chết chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội, thì người trực tiếp mai táng được nhận tiền mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
Kinh phí chi trả các chế độ khi bị ốm đau, tai nạn do ngân sách nhà nước bảo đảm. Đối với người tham gia bảo hiểm y tế thì tiền khám chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả; đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả các chế độ.
Đối với người tham gia bảo hiểm y tế, tiền khám chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả; đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả các chế độ.
Theo đó, hiện nay, trường hợp người tham gia ứng phó lũ lụt bị ốm đau, tai nạn và chết thì được hưởng những chính sách, chế độ theo quy định như đã nêu trên.
Nội dung, tần suất và thời gian ban hành các bản tin cảnh báo lũ như thế nào?
(1) Nội dung tin cảnh báo lũ
- Tiêu đề Tin cảnh báo lũ kèm theo tên khu vực, tên tỉnh hoặc tên sông cảnh báo lũ;
- Hiện trạng mực nước trên lưu vực;
- Cảnh báo: khu vực có khả năng xảy ra lũ, cấp báo động lũ có thể xảy ra; khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm;
- Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ theo quy định tại Điều 4 và Điều 45 Quyết định này;
- Thời gian ban hành bản tin;
- Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
(khoản 3 Điều 15 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg)
(2) Tần suất và thời gian ban hành tin cảnh báo lũ
- Tin cảnh báo lũ được ban hành khi phát hiện mực nước trong sông có khả năng lên mức báo động 1 hoặc đã đạt mức báo động 1 và còn tiếp tục lên hoặc xuất hiện lũ bất thường;
- Các tin cảnh báo lũ tiếp theo được ban hành mỗi ngày 02 bản tin vào lúc 9 giờ 00 và 15 giờ 30.
(khoản 2 Điều 16 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Báo động lũ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?