Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm việc theo chế độ như thế nào? Người đứng đầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam là ai?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm việc theo chế độ như thế nào?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm việc dựa trên nguyên tắc như sau:
- Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam làm việc theo chế độ Thủ trưởng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của Người đứng đầu.
Mọi hoạt động của BHXH Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Trong phân công nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ chỉ giao một đơn vị, một cá nhân chủ trì giải quyết và chịu trách nhiệm.
+ Người đứng đầu đơn vị được phân công phải chịu trách nhiệm về kết quả, chất lượng và tiến độ thực hiện nhiệm vụ.
+ Công chức, viên chức ngành BHXH khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định và chịu trách nhiệm về kết quả công việc được giao.
- Bảo đảm công tác chỉ đạo, điều hành, thông tin báo cáo của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc (gọi chung là Lãnh đạo Ngành); Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc (gọi chung là Lãnh đạo đơn vị); Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh (gọi chung là Lãnh đạo BHXH tỉnh) đối với các đơn vị, cá nhân trong Ngành được thực hiện thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của BHXH Việt Nam (trừ nội dung bí mật hoặc nội dung khác có quy định riêng của Ngành).
- Giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực; bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch; nâng cao chất lượng hiệu quả trong mọi hoạt động; phát huy năng lực và sở trường của công chức, viên chức, đề cao trách nhiệm trong phối hợp công tác, trao đổi thông tin giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Nghiêm cấm lợi dụng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi trong quá trình giải quyết công việc, hoặc gây khó khăn, cản trở trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ngành.
- Bảo đảm thực hiện nghiêm công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước theo đúng quy định của pháp luật và của ngành BHXH.
Người đứng đầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam là ai?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Tổng Giám đốc
1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc là người đứng đầu BHXH Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam (sau đây gọi là Hội đồng quản lý) về tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN và mọi hoạt động của ngành BHXH; đồng thời, thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành BHXH Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan khác; thực hiện những công việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, ủy quyền.
b) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành một số công việc thuộc các lĩnh vực công tác, đơn vị trực thuộc, BHXH tỉnh do Tổng Giám đốc trực tiếp phụ trách.
c) Phân công nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác, đơn vị trực thuộc và BHXH tỉnh; ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc; phân cấp hoặc ủy quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan để xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của BHXH Việt Nam hoặc các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
d) Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Tổng Giám đốc ủy quyền cho một Phó Tổng Giám đốc điều hành công tác, giải quyết công việc của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật.
đ) Ký các văn bản hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc và Thủ trưởng đơn vị trực thuộc ký.
...
Căn cứ quy định trên thì người đứng đầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam là Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam về tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN và mọi hoạt động của ngành BHXH.
Người đứng đầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm giải quyết công việc trong giới hạn phạm vi nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Tổng Giám đốc
...
2. Phạm vi giải quyết công việc của Tổng Giám đốc
a) Những công việc thuộc thẩm quyền được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền.
b) Giải quyết theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với đề nghị của bộ, ngành, địa phương liên quan đến vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của BHXH Việt Nam.
c) Trực tiếp giải quyết một số nhiệm vụ đã giao hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc nhưng do thấy cần thiết vì nội dung vấn đề cấp bách, quan trọng; những việc liên quan đến từ 02 Phó Tổng Giám đốc trở lên nhưng các Phó Tổng Giám đốc có ý kiến khác nhau; những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của Phó Tổng Giám đốc;
d) Trong trường hợp xét thấy cần thiết do tính chất quan trọng, cấp bách của công việc, Tổng Giám đốc trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc, Giám đốc BHXH tỉnh.
Như vậy, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm giải quyết công việc trong giới hạn phạm vi sau đây:
- Những công việc thuộc thẩm quyền được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền.
- Giải quyết theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với đề nghị của bộ, ngành, địa phương liên quan đến vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của BHXH Việt Nam.
- Trực tiếp giải quyết một số nhiệm vụ đã giao hoặc ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc nhưng do thấy cần thiết vì nội dung vấn đề cấp bách, quan trọng; những việc liên quan đến từ 02 Phó Tổng Giám đốc trở lên nhưng các Phó Tổng Giám đốc có ý kiến khác nhau; những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của Phó Tổng Giám đốc;
- Trong trường hợp xét thấy cần thiết do tính chất quan trọng, cấp bách của công việc, Tổng Giám đốc trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc, Giám đốc BHXH tỉnh.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?