Bão là gì? Có phải bão là hiện tượng thiên tai hay không? Tháng mấy hằng năm thì là mùa bão ở nước ta?
Bão là gì? Có phải bão là hiện tượng thiên tai hay không? Tháng mấy hằng năm thì là mùa bão?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 như sau:
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Vậy bão là gì? Có phải bão là hiện tượng thiên tai hay không?
Theo đó, hiện nay pháp luật quy định rằng thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Hiểu theo quy định của pháp luật thì bão là một hiện tượng thiên tai tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân.
Như vậy, bão là hiện tượng thiên tai tự nhiên nên thông thường mùa bão sẽ là (tháng 5 - 8), bão thường di chuyển lên phía Bắc. Thời kỳ cuối mùa bão sẽ là (tháng 9 - 11). Tuy nhiên vì mang tính chất tự nhiên bất thường nên có thể thời gian diễn ra bão có thể nhanh hoặc chậm hơn.
Bão là gì? Có phải bão là hiện tượng thiên tai hay không? Tháng mấy hằng năm thì là mùa bão ở nước ta? (Hình từ Internet)
Nếu có hiện tượng thiên tai khẩn cấp là bão xảy ra thì việc thông báo bằng bản tin đến với người dân sẽ như thế nào?
Căn cứ vào Điều 9 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo bão, sóng lớn, nước dâng do bão
1. Tin bão gần Biển Đông
Tin bão gần Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới.
2. Tin bão trên Biển Đông
Tin bão trên Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động trên Biển Đông và chưa có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
3. Tin bão khẩn cấp
Tin bão khẩn cấp được ban hành khi bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
4. Tin bão trên đất liền
Tin bão trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a) Tâm bão đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên;
b) Tâm bão đã đi vào các nước lân cận, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 24 giờ đến 48 giờ tới.
5. Tin nhanh về bão
Tin nhanh về bão được ban hành khi phát tin bão khẩn cấp hoặc những trường hợp bão diễn biến phức tạp.
6. Tin cuối cùng về bão
Tin cuối cùng về bão được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a) Bão đã suy yếu thành một vùng áp thấp;
b) Bão đã đổ bộ vào các nước lân cận hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam;
c) Bão đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông.
7. Tin sóng lớn, nước dâng do bão
Tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do bão được ban hành ngay khi phát tin bão khẩn cấp.
Các bản tin dự báo, cảnh báo bão được ban hành từ khi bão ở gần biển đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới cho đến tin cuối cùng về bão.
Ngoài ra còn tin sóng lớn, nước dâng do bão được ban hành ngay khi phát tin bão khẩn cấp.
Như vậy, nếu có bão khẩn cấp xảy ra thì việc thông báo bản tin đến với người dân sẽ được ban hành khi bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
Tin dự báo, cảnh báo bão khẩn cấp phải có những nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 11 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về nội dung tin dự báo, cảnh báo bão do Thủ tướng Chính phủ ban hành sẽ phải có những nội dung như sau:
1. Tiêu đề tin bão: được ghi tương ứng theo tên từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 9 Quyết định này kèm theo số hiệu cơn bão được xác định theo thứ tự các cơn bão hoạt động trên Biển Đông trong năm; không đặt số hiệu cho những cơn bão gần Biển Đông.
2. Thông tin tóm tắt về thực trạng bão tại thời điểm gần nhất trong đó:
+ Thời gian: theo giờ tròn, giờ Hà Nội;
+ Vị trí tâm bão: xác định theo độ vĩ bắc và độ kinh đông với mức độ chính xác đến 1/10 độ;
+ Khoảng cách gần nhất từ vị trí tâm bão đến một trong các địa điểm: đảo hoặc quần đảo trên Biển Đông; một địa danh cụ thể trên đất liền Việt Nam hoặc nước lân cận;
+ Cường độ bão: tính bằng cấp gió Bô-pho đối với gió mạnh nhất và gió giật trong bão;
+ Hướng di chuyển của bão: xác định theo 1 trong 16 hướng Bắc, Bắc Đông Bắc, Đông Bắc, Đông Đông Bắc, Đông, Đông Đông Nam, Đông Nam, Nam Đông Nam, Nam, Nam Tây Nam, Tây Nam, Tây Tây Nam, Tây, Tây Tây Bắc, Tây Bắc, Bắc Tây Bắc;
+ Tốc độ di chuyển: tính bằng km/giờ;
+ Khi bão đã trực tiếp ảnh hưởng đến các đảo, đất liền cần thông tin về số liệu đã quan trắc được tại các trạm trong khu vực ảnh hưởng.
3. Dự báo diễn biến của bão trong đó:
+ Dự báo diễn biến của bão trong 24 giờ, đến 48 giờ và đến 72 giờ tới với các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Cảnh báo về hướng, tốc độ di chuyển và cường độ của bão trong khoảng thời gian từ 72 giờ đến 120 giờ tới;
+ Bản đồ dự báo quĩ đạo của bão, bán kính gió mạnh và vòng tròn xác suất 70% tâm bão có thể đi vào;
+ Vùng nguy hiểm trong 24 và 48 giờ tới do bão.
4. Dự báo về ảnh hưởng của bão trong đó
+ Tin bão gần Biển Đông: dự báo thời gian tâm bão đi vào Biển Đông và ảnh hưởng của hoàn lưu bão đến các vùng biển, đảo hoặc quần đảo; khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn;
+ Tin bão trên Biển Đông: dự báo ảnh hưởng của hoàn lưu bão đến vùng biển, đảo hoặc quần đảo; khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn; cụ thể thông tin về phạm vi ảnh hưởng của gió bão mạnh, sóng lớn, tình trạng biển trong 24 giờ, 48 giờ và đến 72 giờ tới; cảnh báo đến 120 giờ tới;
+ Tin bão khẩn cấp: dự báo ảnh hưởng của hoàn lưu bão đến vùng biển, đảo hoặc quần đảo; dự báo thời điểm và khu vực đổ bộ của bão; phạm vi ảnh hưởng của gió mạnh, mưa lớn và các loại thiên tai khác trong 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ;
+ Tin bão trên đất liền và Tin cuối cùng về bão: dự báo khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão; dự báo, cảnh báo mưa lớn và các loại thiên tai khác do ảnh hưởng của hoàn lưu bão.
5. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão chi tiết cho các khu vực chịu ảnh hưởng theo quy định tại Điều 4 và Điều 42 Quyết định này.
6. Thời gian ban hành bản tin và thời gian ban hành bản tin tiếp theo.
7. Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
8. Tin nhanh về bão: cập nhật vị trí, cường độ bão thời điểm hiện tại.
Theo đó, trên đây là toàn bộ quy định về nội dung mà tin dự báo, cảnh báo bão do Thủ tướng Chính phủ ban hành cần phải có.
Như vậy, nếu có xảy ra tin dự báo, cảnh báo bão khẩn cấp cũng phải thực hiện đầy đủ theo những nội dung trên.
Trong đó việc dự báo tin bão khẩn cấp sẽ thực hiện chi tiết như dự báo ảnh hưởng của hoàn lưu bão đến vùng biển, đảo hoặc quần đảo; dự báo thời điểm và khu vực đổ bộ của bão; phạm vi ảnh hưởng của gió mạnh, mưa lớn và các loại thiên tai khác trong 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ;
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiện tượng thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?