Bạo lực gia đình là gì? Ngăn cản cha thăm nom, chăm sóc con sau khi ly hôn có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không?
- Bạo lực gia đình là gì?
- Ngăn cản không cho cha thăm non, chăm sóc con sau khi ly hôn có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không?
- Mức xử phạt hành chính người có hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa cha và con là bao nhiêu?
- Người có hành vi bạo lực gia đình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bạo lực gia đình là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, khái niệm bạo lực gia đình được hiểu như sau:
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Ngăn cản không cho cha thăm non, chăm sóc con sau khi ly hôn có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không? (Hình từ Internet)
Ngăn cản không cho cha thăm non, chăm sóc con sau khi ly hôn có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không?
Căn cứ theo điểm g, khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định hành vi bạo lực gia đình như sau:
Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình:
...
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
...
Do đó, hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa cha và con là hành vi bạo lực gia đình.
Ngoài ra, hành vi trên còn vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Mức xử phạt hành chính người có hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa cha và con là bao nhiêu?
Theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau như sau:
Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Như vậy, hành vi ngăn cản cha thăm nom, chăm sóc con sau khi ly hôn có thể bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không thuộc trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án.
Người có hành vi bạo lực gia đình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015.
Căn cứ theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Cụ thể:
- Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
+ Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Ngoài ra, trong trường hợp hành vi bạo lực gia đình dẫn đến đủ căn cứ cấu thành các tội khác trong Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội sẽ bị xử lý tùy theo hành vi, mức độ phạm tội và hậu quả mà mình gây ra.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?