Bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề nông thôn được thực hiện như thế nào?
Phát triển ngành nghề nông thôn được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định về phát triển ngành nghề nông thôn như sau:
- Thực hiện theo các nội dung được quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, tập trung các nội dung sau:
+ Triển khai xây dựng các mô hình phát triển ngành nghề nông thôn; bảo tồn và phát triển các làng nghề Việt Nam; ưu tiên xây dựng các mô hình bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch và xuất khẩu;
+ Tổ chức thường niên Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam;
+ Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của các làng nghề; xây dựng tiêu chí và hướng dẫn công nhận, phát triển và tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề;
+ Tổ chức đào tạo nghề cho lao động trong các làng nghề; xây dựng bản đồ số làng nghề Việt Nam; chuyển đổi số trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn; cập nhật thông tin, cơ sở dữ liệu về làng nghề;
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức sản xuất gắn với bảo vệ môi trường ở các làng nghề;
+ Xây dựng phim tư liệu về sản xuất các sản phẩm ngành nghề nông thôn; phát triển mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại các sản phẩm ngành nghề nông thôn để quảng bá phát triển du lịch nông thôn;
đ) Xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu.
Bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề nông thôn được thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)
Bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định về bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn như sau:
- Thực hiện theo các nội dung tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề nông thôn giai đoạn 2021-2030 và các văn bản thi hành, trong đó tập trung một số nội dung sau:
+ Rà soát, công nhận các làng nghề truyền thống: Thực hiện điều tra, rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại danh mục các làng nghề truyền thống chưa đáp ứng được tiêu chí công nhận để có kế hoạch thực hiện hỗ trợ bảo tồn và phát triển phù hợp.
+ Đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ, xét công nhận các làng nghề truyền thống đã đáp ứng được tiêu chí theo quy định để thực hiện hỗ trợ theo chính sách;
+ Khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền;
+ Đối với những làng nghề đang trong quá trình mai một và có khả năng mất đi: Hỗ trợ thực hiện công tác bảo tồn; tiến hành điều tra, xác định và xây dựng dự án để duy trì các hộ hoặc nhóm hộ nghề, nghệ nhân hoạt động “trình diễn” nhằm lưu giữ, truyền nghề và phục yêu cầu du lịch, văn hóa.
+ Đối với những làng nghề có khó khăn: Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ tay nghề cao và các cơ sở sản xuất duy trì sản xuất các sản phẩm độc đáo phục vụ sinh hoạt, các lễ hội của cộng đồng và hướng tới sản xuất một số loại sản phẩm cao cấp, có giá trị kinh tế cao đáp ứng thị hiếu của người tiêu dung trong nước và xuất khẩu.
+ Thực hiện sưu tầm, thu thập, bảo tồn bí quyết, công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo, các mẫu hoa văn truyền thống trên các sản phẩm và có hướng đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với sản xuất tại làng nghề.
Tổ chức đào tạo, truyền nghề, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, cải tiến thiết kế mẫu mã, nâng cao chất lượng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho các làng nghề được phục hồi và phát triển. Thành lập và duy trì hoạt động các tổ chức nghề nghiệp của làng nghề.
- Hỗ trợ để phát triển các làng nghề truyền thống đã được công nhận đang hoạt động tốt có khả năng lan tỏa sang các khu vực khác.
Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định về phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn như sau:
- Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế, hàm lượng văn hóa cao và có tiềm năng xuất lớn như chế biến nông lâm thủy sản, mây tre đan, gốm sứ, thêu dệt, chạm khảm, sơn mài, kim hoàn...
- Khuyến khích sự lan tỏa, cấy nghề truyền thống ra vùng xung quanh và đẩy mạnh hỗ trợ sáng tạo phát triển sản phẩm mới.
- Đầu tư, hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào một số công đoạn sản xuất kết hợp với sử dụng kỹ thuật, công nghệ truyền thống mà không ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và giá trị truyền thống của sản phẩm. Nâng cấp, hoàn thiện các biện pháp và công trình xử lý môi trường.
- Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất lớn có năng lực di chuyển vào khu, cụm công nghiệp để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất phát triển sản phẩm; các cơ sở sản xuất nhỏ liên kết với các cơ sở lớn tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.
+ Thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả các tổ chức nghề nghiệp của làng nghề.
Lê Nguyễn Cẩm Nhung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Làng nghề truyền thống có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?