Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt có bao gồm hoại động xử lý hành vi xâm phạm, phá hoạt công trình đường sắt không?
- Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt có bao gồm hoạt động xử lý hành vi xâm phạm, phá hoại công trình đường sắt không?
- Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua chủ trì phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện những hoạt động gì?
- Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm trong phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với loại kết cấu hạ tầng đường sắt nào?
Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt có bao gồm hoạt động xử lý hành vi xâm phạm, phá hoại công trình đường sắt không?
Các hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng được quy định tại Điều 23 Luật Đường sắt 2017 như sau:
Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm: các hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm, phá hoại công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Theo quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hả tầng bao gồm các hoạt động sau:
- Đảm bảo an toàn cho công trình đường sắt;
- Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn;
- Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm, phá hoại:
+ Công trình đường sắt;
+ Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
+ Hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì xử lý hành vi xâm phạm, phá hoại công trình đường sắt là một trong các hoạt động để bảo vệ kết cấu hạ tầng.
Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt có bao gồm hoại động xử lý hành vi xâm phạm, phá hoạt công trình đường sắt không? (Hình từ internet)
Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua chủ trì phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện những hoạt động gì?
Những hoạt động của Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua chủ trì phối hợp với doanh nghiệp kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định Điều 24 Luật Đường sắt 2017 như sau:
Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
...
2. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có đường sắt đi qua có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt và an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn;
b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua có trách nhiệm chủ trì phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có những hoạt động tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi:
- Xâm phạm đến kết cấu hạ tầng đường sắt;
- An toàn giao thông đường sắt trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm trong phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với loại kết cấu hạ tầng đường sắt nào?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong phòng, chống khắc phục hậu quả sử cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định tại Điều 25 Luật Đường sắt 2017 như sau:
Phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và thực hiện phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt được Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng;
b) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai trong hoạt động đường sắt theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo những tổ chức, cá nhân có liên quan để phòng, chống khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do nhà nước đầu tư.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kết cấu hạ tầng đường sắt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?