Bảo vệ kho vật chứng có phải là người thuộc biên chế của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định hiện nay hay không?
Bảo vệ kho vật chứng có phải là người thuộc biên chế của cơ quan thi hành án hay không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về Bảo vệ kho vật chứng như sau:
Bảo vệ kho vật chứng
1. Bảo vệ kho vật chứng là người được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo chế độ hợp đồng, có nhiệm vụ bảo vệ, canh gác, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn kho vật chứng.
2. Bảo vệ kho vật chứng có trách nhiệm phối hợp với Thủ kho vật chứng trong việc kiểm kê, báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự về việc vật chứng bị mất, hư hỏng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng đơn vị về an ninh, an toàn khu vực kho vật chứng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Bảo vệ kho vật chứng do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi Bảo vệ kho vật chứng làm việc quy định.
Từ quy định nêu trên thì Bảo vệ kho vật chứng chỉ là người được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan thi hành án dân sự địa phương theo chế độ hợp đồng chứng không thuộc biên chế của cơ quan thi hành án dân sự
Bảo vệ kho vật chứng có nhiệm vụ bảo vệ, canh gác, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn kho vật chứng.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp thì Bảo vệ kho vật chứng cần phối hợp với Thủ kho vật chứng trong việc kiểm kê, báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự về việc vật chứng bị mất, hư hỏng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng đơn vị về an ninh, an toàn khu vực kho vật chứng.
Bảo vệ kho vật chứng có phải là người thuộc biên chế của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho Bảo vệ kho vật chứng sẽ do ai thực hiện?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về trách nhiệm thi hành của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Đối với Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự
a) Tham mưu, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với Thủ kho vật chứng, Bảo vệ kho vật chứng;
b) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ, nghiệp vụ quản lý kho vật chứng cho Thủ kho vật chứng, Bảo vệ kho vật chứng và các cá nhân có liên quan;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thi hành án dân sự địa phương trong việc giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự; phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết vướng mắc, khó khăn trong việc xử lý vật chứng đặc thù;
d) Tổ chức kiểm tra, tổng hợp, báo cáo công tác quản lý, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước;
đ) Xây dựng quy hoạch kho vật chứng trên toàn quốc.
...
Theo đó, việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ, nghiệp vụ quản lý kho vật chứng, Bảo vệ kho vật chứng sẽ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện.
Bảo vệ cơ quan thi hành án dân sự có thể đồng thời là Bảo vệ kho vật chứng hay không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự như sau:
Kho vật chứng
1. Kho vật chứng phải bảo đảm yêu cầu về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để bảo quản vật chứng tài sản, tạm giữ; bảo đảm các yêu cầu về an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường và các yêu cầu khác trong việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ.
2. Trường hợp chưa có kho vật chứng hoặc số lượng vật chứng, tài sản tạm giữ quá lớn mà kho không thể đáp ứng được, cơ quan thi hành án dân sự có thể thuê kho để bảo quản.
Kho thuê phải đáp ứng các yêu cầu về trang thiết bị, an ninh, an toàn quy định tại khoản 1 Điều này; việc bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ tại kho thuê thực hiện tương tự như tại kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự.
3. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng đơn vị, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bố trí phòng hoặc khu vực làm việc của Thủ kho vật chứng và Bảo vệ kho vật chứng. Trường hợp kho vật chứng nằm trong trụ sở cơ quan thi hành án dân sự thì Bảo vệ cơ quan có trách nhiệm bảo vệ kho vật chứng.
Trường hợp kho vật chứng nằm trong trụ sở cơ quan thi hành án dân sự thì bảo vệ cơ quan thi hành án dân sự sẽ có trách nhiệm bảo vệ kho vật chứng.
Như vậy, bảo vệ cơ quan thi hành án dân sự sẽ đồng thời là Bảo vệ kho vật chứng nếu kho vật chứng nằm trong cơ quan thi hành án.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng đơn vị, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bố trí phòng hoặc khu vực làm việc của Bảo vệ kho vật chứng.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kho vật chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?