Bầu chủ tịch Hội đồng quản trị mới có phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua hay không? Cá nhân được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty có thể làm 03 nhiệm kỳ liên tiếp không?
- Bầu chủ tịch Hội đồng quản trị mới có phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua hay không?
- Cá nhân được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty có thể làm 03 nhiệm kỳ liên tiếp không?
- Trường hợp có đề nghị của 02 thành viên Hội đồng quản trị thì ai có quyền triệu tập họp Hội đồng quản trị?
Bầu chủ tịch Hội đồng quản trị mới có phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua hay không?
(1) Căn cứ khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
- Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
+ Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
+ Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
+ Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật này;
+ Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
+ Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
+ Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
+ Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
+ Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
+ Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
+ Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;
+ Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
(2) Căn cứ khoản 1 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chủ tịch Hội đồng quản trị như sau:
"1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị."
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ do Hội đồng quản trị bầu ra chứ không liên quan gì đến Đại hội đồng cổ đông. Do đó, nếu xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị sẽ bầu ra người giữ chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị mà không cần đến sự đồng ý của Đại Hội đồng cổ đông.
(3) Căn cứ khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:
- Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Thông qua định hướng phát triển của công ty;
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
+ Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
+ Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
+ Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
+ Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
+ Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
+ Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
+ Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
+ Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
+ Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Do đó, sẽ có hai trường hợp:
- (1) Nếu thành viên sẽ đảm nhận chức danh chủ tịch HĐQT hiện tại là thành viên Hội đồng quản trị, thì Hội đồng quản trị có thể bầu ra mà không cần sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông.
- (2) Nếu người đó chưa là thành viên Hội đồng quản trị, thì bước đầu tiên phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Sau đó, thành viên Hội đồng quản trị sẽ họp và bầu ra người giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị.
Bầu chủ tịch Hội đồng quản trị mới có phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua hay không?
Cá nhân được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty có thể làm 03 nhiệm kỳ liên tiếp không?
Căn cứ khoản 2 Điều 154 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
"2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục."
Như vậy, nếu được bầu là thành viên độc lập của Hội đồng quản trị trong một công ty cổ phần thì không được quá 02 nhiệm kỳ liên tục.
Trường hợp có đề nghị của 02 thành viên Hội đồng quản trị thì ai có quyền triệu tập họp Hội đồng quản trị?
Căn cứ khoản 3 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:
+ Có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập Hội đồng quản trị;
+ Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác;
+ Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên Hội đồng quản trị;
+ Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
Như vậy, trong trường hợp có đề nghị của 02 thành viên Hội đồng quản trị thì Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ có quyền triệu tập họp Hội đồng quản trị.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi dựa trên những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến nội dung Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần mà bạn quan tâm.
Lê Thị Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng quản trị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?