Biên bản vi phạm hành chính được lập trong vòng 03 ngày có được không? Biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung cơ bản nào? Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành mấy bản?

Biên bản vi phạm hành chính được lập trong vòng 03 ngày có được không? Biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung cơ bản nào? Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành mấy bản?

Biên bản vi phạm hành chính được lập trong vòng 03 ngày có được không?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định như sau:

- Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính:

+ Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

+ Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

+ Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan;

+ Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga;

+ Trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau, trong đó có hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập đối với các hành vi trong vụ việc đó trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan.

Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì biên bản xử lý vi phạm hành chính được lập trong vòng 03 ngày nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan.

+ Trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau, trong đó có hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan.

Biên bản vi phạm hành chính được lập trong vòng 03 ngày có được không?

Biên bản vi phạm hành chính được lập trong vòng 03 ngày có được không?

Biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung cơ bản nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về nội dung cơ bản của biên bản vi phạm hành chính như sau:

- Biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

+ Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;

+ Họ và tên, chức vụ người lập biên bản;

+ Thông tin về cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

+ Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;

+ Mô tả cụ thể, đầy đủ vụ việc, hành vi vi phạm;

+ Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

+ Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền);

+ Lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có); ý kiến của cha mẹ hoặc của người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính (nếu có);

+ Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ quan của người có thẩm quyền tiếp nhận giải trình; trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình, thì phải ghi rõ ý kiến vào biên bản;

+ Thời gian, địa điểm người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm phải có mặt để giải quyết vụ việc;

+ Họ và tên người nhận, thời gian nhận biên bản trong trường hợp biên bản được giao trực tiếp.

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành mấy bản?

Căn cứ khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

- Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Như vậy, biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm hành chính

Lê Thị Trúc Linh

Vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi phạm hành chính Biên bản vi phạm hành chính
MỚI NHẤT
Pháp luật
Download Biểu mẫu Nghị định 118 file word mới nhất? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 118?
Pháp luật
Mức phạt hành chính đối với hành vi hủy hoại đất mới nhất hiện nay theo Nghị định 123 2024 thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi vẽ lên cột điện tại nơi công cộng mà không được sự cho phép của cơ quan sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Hành vi vận chuyển thủy sản có chứa tạp chất với giá trị sản phẩm là 530 triệu đồng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Vi phạm hành chính về hóa đơn là gì? Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn là bao nhiêu?
Pháp luật
Có bắt buộc phải gửi biên bản vi phạm hành chính cho cha mẹ của người chưa thành niên? Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên quy định ra sao?
Pháp luật
Cơ quan công an có được lập biên bản vi phạm hành chính khi đang điều tra tội phạm không? Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính của cơ quan công an khi đang điều tra tội phạm trong bao lâu?
Pháp luật
Nếu vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền xử lý thì người đang thi hành công vụ có quyền lập biên bản vi phạm và tạm giữ tang vật vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mức phạt hành vi bỏ hoang đất mới nhất theo Nghị định 123 2024 áp dụng từ ngày 4 10 2024 ra sao?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào