Biện pháp chống bán phá giá có được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá bằng 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam không?
Chống bán phá giá bao gồm những biện pháp nào?
Căn cứ Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp chống bán phá giá như sau:
Biện pháp chống bán phá giá
1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Theo đó, biện pháp chống bán phá giá là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm biện pháp áp dụng thuế chống bán phá giá và cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá.
Biện pháp chống bán phá giá (Hình từ Internet)
Biện pháp chống bán phá giá có được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá bằng 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam không?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá như sau:
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.
2. Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
...
Theo quy định trên, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 78 nêu trên.
Và biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
Những nước nào được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá như sau:
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
...
3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Như vậy, những nước nào được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá là những nước có hàng hóa nhập khẩu có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.
Đồng thời những nước có tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam cũng được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chống bán phá giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?