Biểu hiện của người mới chơi đá xong là như thế nào? Người lôi kéo người khác chơi đá thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Biểu hiện của người mới chơi đá xong là như thế nào?
- Người lôi kéo người khác chơi đá thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người lôi kéo người khác chơi đá bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng ăn năn hối cải có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người lôi kéo người khác chơi đá đã chấp hành xong hình phạt tù thì đương nhiên được xóa án tích khi nào?
Biểu hiện của người mới chơi đá xong là như thế nào?
Ma túy đá là methamphetamine có các tên gọi khác như là "hàng đá", "đập đá", "pha lê" thuộc chất thuộc các danh mục chất ma túy và tiền chất được quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP.
Khi sử dụng ma túy đá thì nó sẽ khiến cho người dùng cảm thấy khỏe khoắn, lâng lâng sung sướng; tỉnh táo hơn và tràn đầy sinh lực; tăng ham muốn tình dục; tăng khả năng giao tiếp; không có cảm giác đói… nếu nặng trên tình trạng kích thích thì bệnh nhân có thể gây vào tình trạng ngộ độc nhịp tim và huyết áp tăng; tăng thân nhiệt; giãn đồng tử; thở nhanh; khô miệng và khó nuốt, nếu nặng có thể gây tình trạng mất nước và sốt cao...
Người mới sử dụng ma túy đá thường mất kiểm soát hành vi, khuôn mặt ngáo ngơ, có những hành động kỳ quặc như: tưởng tượng mình là chim bay lượn, là cá bơi dưới nước,... Có những trường hợp sau khi sử dụng ma túy “đá” xuất hiện ảo giác rùng rợn, cho rằng những người xung quanh đang muốn hãm hại mình.
Biểu hiện của người mới chơi đá xong là như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lôi kéo người khác chơi đá thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người lôi kéo người khác chơi đá thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, thì theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì người lôi kéo người khác chơi đá thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Do đó, người lôi kéo người khác chơi đá có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Người lôi kéo người khác chơi đá bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng ăn năn hối cải có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
…
Như vậy, theo quy định trên thì người lôi kéo người khác chơi đá bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng ăn năn hối cải thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm.
Người lôi kéo người khác chơi đá đã chấp hành xong hình phạt tù thì đương nhiên được xóa án tích khi nào?
Người lôi kéo người khác chơi đá đã chấp hành xong hình phạt tù thì đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Theo quy định trên thì người lôi kéo người khác chơi đá thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Như vậy, thì người bị phạm tội này sẽ đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 02 năm, 03 năm hoặc 05 năm (tùy theo mức phạt tù của người này).
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sử dụng trái phép chất ma túy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?