Big 4 ngân hàng là gì? Ngân hàng phải xây dựng quy định nội bộ đối với hoạt động nghiệp vụ nào?
Big 4 ngân hàng là gì?
Hiện tại, pháp luật chưa có quy định thế nào là "Big 4 ngân hàng", tuy nhiên, căn cứ Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có giải thích về ngân hàng như sau:
Giải thích từ ngữ
...
21. Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
...
Theo đó, Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng.
Big 4 ngân hàng dùng để chỉ 04 ngân hàng có quy mô tài sản, nguồn vốn, doanh thu ở nhóm hàng đầu và đều có Nhà nước đóng vai trò là cổ đông kiểm soát hoặc là chủ sở hữu. Hiện nay, Big 4 ngân hàng gồm có:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV
- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Big 4 ngân hàng là gì? (Hình từ Internet)
Ngân hàng phải xây dựng và ban hành quy định nội bộ đối với những hoạt động nghiệp vụ nào?
Quy định nội bộ của ngân hàng được quy định tại Điều 101 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
Quy định nội bộ
1. Căn cứ vào quy định của Luật này, quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng phải xây dựng và ban hành quy định nội bộ đối với hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động nghiệp vụ bằng phương tiện điện tử, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
2. Tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về các nội dung sau đây:
a) Cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng;
b) Phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro;
c) Đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
d) Quản lý thanh khoản, trong đó có thủ tục và giới hạn quản lý thanh khoản;
đ) Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng;
e) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
g) Quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng;
h) Phòng, chống rửa tiền;
i) Phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
3. Tổ chức tín dụng phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành.
Đối chiếu với quy định trên thì ngân hàng phải xây dựng và ban hành quy định nội bộ đối với hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động nghiệp vụ bằng phương tiện điện tử, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
Theo đó, ngân hành phải ban hành quy định nội bộ về các nội dung sau đây:
- Cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng;
- Phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro;
- Đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
- Quản lý thanh khoản, trong đó có thủ tục và giới hạn quản lý thanh khoản;
- Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của ngân hàng;
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với ngân hàng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
- Quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng;
- Phòng, chống rửa tiền;
- Phương án xử lý trường hợp khẩn cấp.
Ngân hàng có được miễn, giảm lãi, phí tín dụng cho khách hàng theo quy định nội bộ?
Căn cứ Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi như sau:
Chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm nội dung thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa thuận cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm theo hợp đồng, thỏa thuận cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Trường hợp khách hàng hoặc bên bảo đảm không trả được nợ do bị phá sản, việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
Theo đó, ngân hàng có quyền quyết định miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của ngân hàng.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?