Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn?
- Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì?
- Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào theo quy định pháp luật?
- Trường mầm non có trách nhiệm gì trong triển khai sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi?
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì?
Mục đích của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được quy định tại Điều 4 Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT như sau:
Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
1. Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.
a) Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi.
b) Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi.
2. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Theo quy định nêu trên Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi được ban hành nhằm mục đích hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Đây là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi; là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi.
Bên cạnh đó, Bộ chuẩn còn được dùng làm căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em.
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn? (Hình từ Internet)
Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào theo quy định pháp luật?
Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được quy định tại Điều 6 Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT bao gồm các chuẩn như sau:
- Chuẩn 7. Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân
+ Chỉ số 27. Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình;
+ Chỉ số 28. Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân;
+ Chỉ số 29. Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân;
+ Chỉ số 30. Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.
- Chuẩn 8. Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân
+ Chỉ số 31. Cố gắng thực hiện công việc đến cùng;
+ Chỉ số 32. Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc;
+ Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày
+ Chỉ số 34. Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.
- Chuẩn 9. Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc
+ Chỉ số 35. Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác;
+ Chỉ số 36. Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt;
+ Chỉ số 37. Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè;
+ Chỉ số 38. Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp;
+ Chỉ số 39. Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc;
+ Chỉ số 40. Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh;
+ Chỉ số 41. Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.
- Chuẩn 10. Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn
+ Chỉ số 42. Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi;
+ Chỉ số 43. Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi;
+ Chỉ số 44. Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi;
+ Chỉ số 45. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn;
+ Chỉ số 46. Có nhóm bạn chơi thường xuyên;
+ Chỉ số 47. Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.
- Chuẩn 11. Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh
+ Chỉ số 48. Lắng nghe ý kiến của người khác;
+ Chỉ số 49. Trao đổi ý kiến của mình với các bạn;
+ Chỉ số 50. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè;
+ Chỉ số 51. Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn;
+ Chỉ số 52. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.
- Chuẩn 12. Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội
+ Chỉ số 53. Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác;
+ Chỉ số 54. Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn;
+ Chỉ số 55. Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết;
+ Chỉ số 56. Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường;
+ Chỉ số 57. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
- Chuẩn 13. Trẻ thể hiện sự tôn trọng người khác
+ Chỉ số 58. Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân;
+ Chỉ số 59. Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình;
+ Chỉ số 60. Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.
Trường mầm non có trách nhiệm gì trong triển khai sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi?
Trách nhiệm của trường mầm non trong triển khai sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được quy định tại Điều 11 Quy định về Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT như sau:
Trách nhiệm của trường mầm non, trường mẫu giáo và lớp mẫu giáo độc lập
Căn cứ vào hướng dẫn của phòng giáo dục và đào tạo, các trường mầm non, trường mẫu giáo và lớp mẫu giáo độc lập triển khai sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp.
Như vậy, căn cứ vào hướng dẫn của phòng giáo dục và đào tạo, trường mầm non phải có trách nhiệm triển khai sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường lớp.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ chuẩn phát triển trẻ em có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?