Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có chức năng gì? Bộ Kế hoạch và Đầu tư có bao nhiêu cơ quan trực thuộc?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có chức năng gì?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có chức năng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê theo quy định tại Điều 1 Nghị định 89/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/11/2022) bao gồm:
- Tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Quy hoạch;
- Kế hoạch đầu tư công của quốc gia;
- Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế;
- Đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;
- Khu kinh tế;
- Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước;
- Đấu thầu;
- Thống kê;
- Phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Trước đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có chức năng được căn cứ vào Điều 1 Nghị định 86/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/11/2022) như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì anh có thể tham khảo tại Điều 2 Nghị định 86/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/11/2022) này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có bao nhiêu cơ quan trực thuộc?
Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Điều 3 Nghị định 89/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/11/2022) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
3. Vụ Tài chính, tiền tệ.
4. Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
5. Vụ Kinh tế nông nghiệp.
6. Vụ Phát triển hạ tầng và đô thị.
7. Vụ Quản lý các khu kinh tế.
8. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.
9. Vụ Kinh tế đối ngoại.
10. Vụ Lao động, văn hóa, xã hội.
11. Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường.
12. Vụ Quản lý quy hoạch.
13. Vụ Quốc phòng, an ninh.
14. Vụ Pháp chế.
15. Vụ Tổ chức cán bộ.
16. Văn phòng Bộ.
17. Thanh tra Bộ.
18. Cục Quản lý đấu thầu.
19. Cục Phát triển doanh nghiệp.
20. Cục Đầu tư nước ngoài.
21. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
22. Cục Kinh tế hợp tác.
23. Tổng cục Thống kê.
24. Viện Chiến lược phát triển.
25. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
26. Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
27. Báo Đầu tư.
28. Học viện Chính sách và Phát triển.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 23 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 24 đến khoản 28 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có 03 phòng, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ có 04 phòng, Vụ Kinh tế đối ngoại có 05 phòng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc bộ, trừ Tổng cục Thống kê.
Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 28 cơ quan, tổ chức trực thuộc nêu trên.
- Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 23 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
- Các tổ chức quy định từ khoản 24 đến khoản 28 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Trước đây, cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được căn cứ vào Điều 3 Nghị định 86/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/11/2022) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
3. Vụ Tài chính, tiền tệ.
4. Vụ Kinh tế công nghiệp.
5. Vụ Kinh tế nông nghiệp.
6. Vụ Kinh tế dịch vụ.
7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị.
8. Vụ Quản lý các khu kinh tế.
9. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.
10. Vụ Kinh tế đối ngoại.
11. Vụ Lao động, văn hóa, xã hội.
12. Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường.
13. Vụ Quản lý quy hoạch.
14. Vụ Quốc phòng, an ninh.
15. Vụ Pháp chế.
16. Vụ Tổ chức cán bộ.
17. Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thông.
18. Văn phòng Bộ.
19. Thanh tra Bộ.
20. Cục Quản lý đấu thầu.
21. Cục Phát triển doanh nghiệp.
22. Cục Đầu tư nước ngoài.
23. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
24. Cục Phát triển Hợp tác xã.
25. Tổng cục Thống kê.
26. Viện Chiến lược phát triển.
27. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
28. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia.
29. Trung tâm Tin học.
30. Báo Đầu tư.
31. Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
32. Học viện Chính sách và Phát triển.
33. Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 33 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Văn phòng Bộ có 10 phòng, Thanh tra Bộ có 7 phòng, Vụ Kinh tế đối ngoại có 7 phòng, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có 5 phòng, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ có 7 phòng.
Cục Quản lý đấu thầu có 5 phòng, Cục Phát triển doanh nghiệp có 7 phòng, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh có 5 phòng, Cục Đầu tư nước ngoài có 6 phòng, Cục Phát triển Hợp tác xã có 4 phòng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia; danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc bộ, trừ Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia.
Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 33 cơ quan, tổ chức trực thuộc nêu trên.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 33 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có được vắng mặt tại Phiên họp của Chính phủ không?
Căn cứ vào Điều 45 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm tham dự phiên họp của thành viên Chính phủ
1. Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự phiên họp của Chính phủ, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt và được cử cấp phó tham dự phiên họp của Chính phủ.
2. Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp của Chính phủ.
3. Người tham dự phiên họp của Chính phủ không phải là thành viên Chính phủ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể vắng mặt tại Phiên họp Chính phủ nếu có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Hoặc Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt và được cử cấp phó tham dự phiên họp của Chính phủ.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?