Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác lãnh sự? Bộ có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp công lập?
Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác lãnh sự?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao được quy định tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
15. Về công tác lãnh sự:
a) Bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế;
b) Thực hiện công tác hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, ủy thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, con nuôi, xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý, chỉ đạo công tác lãnh sự của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan ngoại vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện công tác lãnh sự khác theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
16. Về công tác đối với hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài:
a) Chủ trì xây dựng chủ trương, chính sách về vấn đề di cư quốc tế, các biện pháp thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế;
b) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra công tác liên quan đến hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.
...
Như vậy, trong công tác lãnh sự thì Bộ Ngoại giao có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
(1) Bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế;
(2) Thực hiện công tác hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, ủy thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, con nuôi, xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý theo quy định của pháp luật;
(3) Quản lý, chỉ đạo công tác lãnh sự của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan ngoại vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật;
(4) Thực hiện công tác lãnh sự khác theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác lãnh sự? (Hình từ Internet)
Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ thực hiện cấp chứng minh thư cho những đối tượng nào?
Nhiệm vụ cấp chứng minh thư của Bộ Ngoại giao được quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
11. Về công tác lễ tân nhà nước:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về nghi lễ đối ngoại và quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, quản lý việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế;
b) Triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài;
c) Chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao nhà nước đi thăm các nước hoặc dự hội nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện cấp chứng minh thư cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lãnh sự danh dự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên gia đình theo quy định của pháp luật.
12. Về công tác ngoại giao kinh tế:
a) Xây dựng quan hệ chính trị và khung pháp lý song phương, đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
...
Như vậy, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ thực hiện cấp chứng minh thư cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lãnh sự danh dự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên gia đình theo quy định của pháp luật.
Bộ Ngoại giao có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp công lập?
Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao được quy định tại Điều 3 Nghị định 81/2022/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
20. Cục Lễ tân Nhà nước.
21. Cục Ngoại vụ.
22. Cục Quản trị Tài vụ.
23. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Ủy ban Biên giới quốc gia.
25. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
26. Học viện Ngoại giao.
27. Báo Thế giới và Việt Nam.
28. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 27 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.
Các tổ chức quy định tại khoản 28 Điều này là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
Vụ Châu Âu được tổ chức 05 phòng; các Vụ: Tổ chức cán bộ, Luật pháp và Điều ước quốc tế được tổ chức 04 phòng; các Vụ: Châu Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Trung Đông - Châu Phi được tổ chức 03 phòng.
...
Như vậy, theo quy định, Bộ Ngoại giao có 2 đơn vị sự nghiệp công lập, đó là:
- Học viện Ngoại giao.
- Báo Thế giới và Việt Nam.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Ngoại giao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?