Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nào? Bộ Ngoại giao có bao nhiêu tổ chức, cơ quan trực thuộc?
Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 26/2017/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Ngoại giao như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm:
+ Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
+ Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Bộ Ngoại giao thì anh tham khảo tại Điều 2 Nghị định 26/2017/NĐ-CP.
Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)
Bộ Ngoại giao có bao nhiêu tổ chức, cơ quan trực thuộc?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 26/2017/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ ASEAN.
2. Vụ Châu Âu.
3. Vụ Châu Mỹ.
4. Vụ Đông Bắc Á.
5. Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.
6. Vụ Trung Đông - Châu Phi.
7. Vụ Chính sách đối ngoại.
8. Vụ các Tổ chức quốc tế.
9. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.
10. Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.
11. Vụ Tổng hợp kinh tế.
12. Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.
13. Vụ Thông tin Báo chí.
14. Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao.
15. Vụ Tổ chức cán bộ.
16. Văn phòng Bộ.
17. Thanh tra Bộ.
18. Cục Cơ yếu.
19. Cục Ngoại vụ.
20. Cục Lãnh sự.
21. Cục Lễ tân Nhà nước.
22. Cục Quản trị Tài vụ.
23. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
25. Ủy ban Biên giới quốc gia.
26. Học viện Ngoại giao.
27. Báo Thế giới và Việt Nam.
28. Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài.
29. Trung tâm Biên Phiên dịch quốc gia.
30. Trung tâm Thông tin.
31. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 30 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.
Các tổ chức quy định tại khoản 31 Điều này là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
Các Vụ: Châu Âu, Tổ chức Cán bộ được tổ chức 06 phòng; Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế được tổ chức 04 phòng; các Vụ: Châu Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Trung Đông - Châu Phi được tổ chức 03 phòng; Thanh tra Bộ được tổ chức 02 phòng; Văn phòng Bộ được tổ chức 09 phòng.
Cục Lãnh sự có 09 phòng; Cục Quản trị Tài vụ có 08 phòng; Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh có 06 phòng; các Cục: Cơ yếu, Lễ tân Nhà nước có 04 phòng; Cục Ngoại vụ có 03 phòng.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Học viện Ngoại giao; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc bộ, trừ các tổ chức quy định từ khoản 24 đến khoản 26 Điều này.
Như vậy, do trung tâm hướng dẫn báo chí nước ngoài bị bãi bỏ bởi Điều 1 Nghị định 29/2020/NĐ-CP nên Bộ Ngoại giao hiện còn 30 tổ chức, cơ quan trực thuộc nêu trên.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 30 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.
Các tổ chức quy định tại khoản 31 Điều này là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có được vắng mặt tại Phiên họp Chính phủ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm tham dự phiên họp của thành viên Chính phủ
1. Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự phiên họp của Chính phủ, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt và được cử cấp phó tham dự phiên họp của Chính phủ.
2. Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp của Chính phủ.
3. Người tham dự phiên họp của Chính phủ không phải là thành viên Chính phủ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tham dự phiên họp của Chính phủ, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vắng mặt và được cử cấp phó tham dự phiên họp của Chính phủ.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Ngoại giao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?