Bộ phận quản lý rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy, có được tự ý thực hiện các chức năng do mình đề ra hay không?
Bộ phận quản lý rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy?
Bộ phận quản lý rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ ở ngân hàng thương mại
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 13/2018/TT-NHNN, hệ thống kiểm soát nội bộ phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
(1) Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện:
- Các bộ phận kinh doanh (bao gồm cả bộ phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro;
- Các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro (thuộc bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận độc lập) đối với từng loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh;
- Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán;
(2) Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau đây thực hiện:
- Bộ phận tuân thủ quy định tại Điều 18 Thông tư này;
- Bộ phận quản lý rủi ro quy định tại Điều 22 Thông tư này;
c) Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
Theo quy định trên, bộ phận quản lý rủi ro hiện đang thuộc tuyến bảo vệ thứ 2.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Ngân hàng thương mại Tải
Bộ phận quản lý rủi ro có thể thực hiện những công việc do mình tự đề ra hay không?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 13/2018/TT-NHNN, bộ phận quản lý rủi ro có những chức năng trong hệ thống kiểm soát nội bộ cụ thể như sau:
(1) Tùy theo quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại tự quyết định cơ cấu tổ chức của bộ phận quản lý rủi ro thuộc tuyến bảo vệ thứ hai và có tối thiểu các chức năng sau:
a) Giúp Hội đồng rủi ro trong việc:
(i) Đề xuất, tham mưu các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
(ii) Theo dõi trạng thái rủi ro so với các hạn mức rủi ro để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm hạn mức rủi ro;
b) Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất để nhận dạng đầy đủ và theo dõi các rủi ro phát sinh;
c) Xây dựng và sử dụng các phương pháp, mô hình đánh giá và đo lường rủi ro;
d) Kiểm soát, phòng ngừa và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro phát sinh;
đ) Tham gia các nội dung liên quan đến rủi ro trong quá trình đưa ra các quyết định có rủi ro tương ứng theo từng cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
e) Lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Thông tư này trên cơ sở phối hợp với bộ phận kinh doanh, bộ phận tuân thủ và các bộ phận khác có liên quan;
g) Thực hiện báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại.
(2) Bộ phận quản lý rủi ro của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ do ngân hàng mẹ quyết định.
Có thể thấy, việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý rủi ro phải được sự quyết định của ngân hàng mẹ và đảm bảo liên kết được với toàn bộ hệ thống. Bộ phận này không thể tự đề ra và thực hiện công việc theo ý mình.
Việc quản lý rủi ro ở ngân hàng thương mại phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu nào?
Yêu cầu về quản lý rủi ro ở ngân hàng thương mại được quy định cụ thể tai Điều 21 Thông tư 13/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 40/2018/TT-NHNN cụ thể như sau:
(1) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện quản lý rủi ro đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Quản lý các rủi ro trọng yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Nhận dạng đầy đủ, đo lường chính xác, theo dõi thường xuyên để kịp thời phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trọng yếu;
c) Kiểm soát trạng thái rủi ro đảm bảo tuân thủ các hạn mức rủi ro;
d) Các quyết định có rủi ro phải minh bạch, rõ ràng và phù hợp với chính sách quản lý rủi ro, hạn mức rủi ro.
(2) Đối với ngân hàng thương mại có công ty con, ngân hàng thương mại chỉ đạo, giám sát thông qua người đại diện phần vốn để đảm bảo việc quản lý rủi ro của công ty con phù hợp với chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại và đảm bảo ngân hàng thương mại duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, bộ phận quản lý rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại thuộc tuyến bảo vệ thứ hai, chuyên thực hiện những công việc do ngân hàng thương mại tự quyết định nhằm đảm bảo hoạt động của cả hệ thống kiểm soát nội bộ nói riêng và của ngân hàng thương mại nói chung được ổn định. Bên cạnh đó, việc quản lý rủi ro ở ngân hàng thương mại phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống kiểm soát nội bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?