Bộ phim tài liệu có nội dung là cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam thì có được xem là văn hóa phẩm được nhập khẩu về Việt Nam không?
Thế nào là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh quy định về khái niệm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm cụ thể như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (sau đây gọi là xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm): Là hoạt động đưa từ Việt Nam ra nước ngoài, đưa từ nước ngoài vào Việt Nam qua cửa khẩu, mạng internet hoặc các hình thức khác đối với văn hóa phẩm để sử dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo, liên hoan, viện trợ, phổ biến, phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu hoặc các mục đích khác không mang tính thương mại thu lợi nhuận.
Văn hóa phẩm nào nằm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh?
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh quy định các văn hóa phẩm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa không nhằm mục đích kinh doanh cụ thể như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Văn hóa phẩm bao gồm:
a) Các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh;
b) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh;
c) Di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.
Tuy nhiên, theo văn bản pháp luật mới nhất hiện nay quy định về văn hóa phẩm cụ thể là khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, các văn hóa phẩm nằm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh được quy định như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (sau đây gọi là xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm): Là hoạt động đưa từ Việt Nam ra nước ngoài, đưa từ nước ngoài vào Việt Nam qua cửa khẩu, mạng internet hoặc các hình thức khác đối với văn hóa phẩm để sử dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo, liên hoan, viện trợ, phổ biến, phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu hoặc các mục đích khác không mang tính thương mại thu lợi nhuận.
2. Văn hóa phẩm bao gồm:
a) Các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác được ghi trên các chất liệu hoặc phương tiện kỹ thuật số ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh (không bao gồm bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách và xuất bản phẩm điện tử quy định tại Luật xuất bản);
b) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh;
c) Di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.”
Như vậy, so với Nghị định 32/2012/NĐ-CP thì tại Nghị định 22/2022/NĐ-CP đã có những thay đổi nhỏ về danh sách văn hóa phẩm nằm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Nếu ở Nghị định 32/2012/NĐ-CP, văn hóa phẩm bao gồm các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh thì tại Nghị định 22/2022/NĐ-CP, văn hóa phẩm lại bao gồm các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác được ghi trên các chất liệu hoặc phương tiện kỹ thuật số ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh (không bao gồm bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách và xuất bản phẩm điện tử quy định tại Luật xuất bản).
Bộ phim tài liệu có nội dung là cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam thì có được xem là văn hóa phẩm được nhập khẩu về Việt Nam không?
Những văn hóa phẩm nào bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu?
Điều 6 Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh quy định các văn hóa phẩm bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu là:
1. Nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu các loại văn hóa phẩm sau đây:
- Có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
- Có nội dung kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;
- Có nội dung thuộc về bí mật nhà nước;
- Có nội dung thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống nhằm xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm công dân;
- Các loại văn hóa phẩm khác mà pháp luật cấm tàng trữ, phổ biến, lưu hành tại Việt Nam.
2. Trong trường hợp cần thiết, các Bộ, ngành ở Trung ương được nhập khẩu các loại văn hóa phẩm quy định tại Khoản 1 Điều này để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ hoặc nghiên cứu. Thủ tục nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này. Người đứng đầu cơ quan có văn hóa phẩm nhập khẩu phải quản lý, sử dụng đúng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với trường hợp cụ thể của bạn, nếu nội dung bộ phim tài liệu đó chỉ đơn thuần là nói về cuộc chiến tranh giữa 2 nước theo đúng như lịch sử đã đề cập tới thì bô phim tài liệu đó hoàn toàn có thể nhập khẩu về Việt Nam. Trường hợp bộ phim tài liệu trên có những thước phim có nội dung tuyên truyền về chiến tranh xâm lược thì bộ phim tài liệu trên sẽ không được xuất khẩu về Việt Nam do bộ phim đó nằm trong danh mục văn hóa phẩm bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Trên đây là một số thông tin và quy định chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về văn hóa phẩm. Trân trọng!
Nguyễn Khánh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn hóa phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?