Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực gì? Bộ Tài chính có bao nhiêu cơ quan trực thuộc?
Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực gì?
Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được căn cứ vào Điều 1 Nghị định 14/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/05/2023) như sau:
- Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật);
- Hải quan;
- Kế toán;
- Kiểm toán độc lập;
- Giá;
- Chứng khoán;
- Bảo hiểm;
- Hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
- Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
Trước đây, vị trí và chức năng của Bộ Tài chính được căn cứ vào Điều 1 Nghị định 87/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/05/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
+ Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật);
+ Hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Bộ Tài chính, anh có thể tham khảo tại Điều 2 Nghị định 87/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/05/2023).
Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực gì? (Hình từ Internet)
Bộ Tài chính có bao nhiêu cơ quan trực thuộc?
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính được căn cứ vào Điều 3 Nghị định 14/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/05/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Ngân sách nhà nước.
2. Vụ Đầu tư.
3. Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
4. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
5. Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Pháp chế.
8. Vụ Tổ chức cán bộ.
9. Thanh tra.
10. Văn phòng.
11. Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
12. Cục Quản lý công sản.
13. Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.
14. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
15. Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
16. Cục Quản lý giá.
17. Cục Tin học và Thống kê tài chính.
18. Cục Tài chính doanh nghiệp.
19. Cục Kế hoạch - Tài chính.
20. Tổng cục Thuế.
21. Tổng cục Hải quan.
22. Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
23. Kho bạc Nhà nước.
24. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
25. Viện Chiến lược và chính sách tài chính.
26. Thời báo Tài chính Việt Nam.
27. Tạp chí Tài chính.
28. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 25 đến khoản 28 Điều này là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Ngân sách nhà nước có 4 phòng, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có 4 phòng, Vụ Đầu tư có 4 phòng, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính có 4 phòng, Vụ Pháp chế có 5 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 7 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 4 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc bộ.
Như vậy, Bộ Tài chính có 28 cơ quan trực thuộc nêu trên.
- Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
- Các tổ chức quy định từ khoản 25 đến khoản 28 Điều này là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Trước đây, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính được căn cứ vào Điều 3 Nghị định 87/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/05/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Ngân sách nhà nước.
2. Vụ Đầu tư.
3. Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
4. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
5. Vụ Chính sách thuế.
6. Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Pháp chế.
9. Vụ Tổ chức cán bộ.
10. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
11. Thanh tra.
12. Văn phòng.
13. Cục Quản lý công sản.
14. Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.
15. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
16. Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
17. Cục Quản lý giá.
18. Cục Tin học và Thống kê tài chính.
19. Cục Tài chính doanh nghiệp.
20. Cục Kế hoạch - Tài chính.
21. Tổng cục Thuế.
22. Tổng cục Hải quan.
23. Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
24. Kho bạc Nhà nước.
25. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
26. Viện Chiến lược và chính sách tài chính.
27. Thời báo Tài chính Việt Nam.
28. Tạp chí Tài chính.
29. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 29 Điều này là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Ngân sách nhà nước có 5 phòng, Vụ Chính sách thuế có 5 phòng, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có 4 phòng, Vụ Đầu tư có 4 phòng, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính có 4 phòng, Vụ Pháp chế có 5 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 4 phòng.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có 9 phòng, Cục Quản lý giá có 6 phòng, Cục Quản lý công sản có 5 phòng, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có 7 phòng, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán có 5 phòng, Cục Tài chính doanh nghiệp có 9 phòng, Cục Tin học và Thống kê tài chính có 8 phòng, Cục Kế hoạch - Tài chính có 10 phòng, Thanh tra Bộ có 11 phòng, Văn phòng Bộ có 6 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và danh sách các tổ chức sự nghiệp khác thuộc bộ.
Như vậy, Bộ Tài chính có 29 cơ quan trực thuộc nêu trên.
+ Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
+ Các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 29 Điều này là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Thứ trưởng Bộ Tài chính có được tham dự Phiên họp Chính phủ không?
Căn cứ vào Điều 45 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm tham dự phiên họp của thành viên Chính phủ
1. Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự phiên họp của Chính phủ, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt và được cử cấp phó tham dự phiên họp của Chính phủ.
2. Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp của Chính phủ.
3. Người tham dự phiên họp của Chính phủ không phải là thành viên Chính phủ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Như vậy, Thứ trưởng Bộ Tài chính được tham dự Phiên họp của Chính phủ trong trường hợp được Bộ trưởng Bộ Tài chính cử tham dự với sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Tài chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?