Bỏ việc đánh giá xếp loại học lực của học sinh trung học phổ thông trong năm học mới, vậy làm sao để được lên lớp?
- Bỏ việc đánh giá xếp loại học lực của học sinh trung học phổ thông trong năm học mới?
- Nếu bỏ việc đánh giá xếp loại học lực trong năm học mới thì đánh giá kết quả học tập của học sinh ra sao?
- Nếu bỏ việc đánh giá xếp loại học lực trong năm học mới thì học sinh phải đạt điều kiện gì mới được lên lớp?
Bỏ việc đánh giá xếp loại học lực của học sinh trung học phổ thông trong năm học mới?
Tại Điều 5 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định:
Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
a) Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS, cấp THPT;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
2. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).
Theo đó thì đánh giá xếp loại học sinh ở cấp trung học phổ thông sẽ được chia thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém). Tuy nhiên, khi Thông tư 22 ra đời đã bỏ việc đánh giá xếp loại học lực ở học sinh theo kiểu này.
Cần lưu ý, áp dụng Thông tư 22 theo lộ trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra. Có nghĩa là trong năm học mới chỉ áp dụng đối với học sinh lớp 10 ở cấp THPT chứ chưa triển khai áp dụng đồng loạt cho toàn cấp.
Đối với học sinh lớp 11 và 12 vẫn sẽ vẫn giữ đánh giá xếp loại học lực như trước đây trong năm học mới.
Nếu bỏ việc đánh giá xếp loại học lực trong năm học mới thì đánh giá kết quả học tập của học sinh ra sao?
Tại Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
...
2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học
Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
a) Mức Tốt:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
b) Mức Khá:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
c) Mức Đạt:
- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.
d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
3. Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập
Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.
Theo đó, nếu bỏ việc đánh giá xếp loại học lực trong năm học mới thì đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 10 cấp trung học phổ thông sẽ được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
Với mỗi mức sẽ có những tiêu chuẩn riêng để đạt được.
Nếu bỏ việc đánh giá xếp loại học lực trong năm học mới thì học sinh phải đạt điều kiện gì mới được lên lớp? (Hình từ Internet)
Nếu bỏ việc đánh giá xếp loại học lực trong năm học mới thì học sinh phải đạt điều kiện gì mới được lên lớp?
Tại Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.
4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.
Nếu bỏ việc đánh giá xếp loại học lực trong năm học mới thì học sinh phải đạt điều kiện:
Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên.
Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên.
Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?