Buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng có các tài liệu nào?
Buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng có các tài liệu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định chi tiết điều kiện về sản xuất, buôn bán giống cây trồng
...
2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.
Như vậy, tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm:
- Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống;
- Hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 94/2019/NĐ-CP, cụ thể:
Ghi nhãn giống cây trồng thực hiện theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP và nội dung ghi nhãn như sau:
+ Tên giống cây trồng.
+ Cấp giống theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
+ Đặc tính của giống bao gồm: Chỉ tiêu bắt buộc gồm chỉ tiêu nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở về giá trị canh tác, giá trị sử dụng; chỉ tiêu chất lượng vật liệu nhân giống theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở phù hợp quy định tại Điều 25 Luật Trồng trọt 2018.
Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn cơ sở khi chưa có tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phải có đủ thông tin về các chỉ tiêu quy định tại Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP; chỉ tiêu tự nguyện khác về giống cây trồng (nếu có).
+ Hướng dẫn bảo quản và sử dụng: Ghi rõ điều kiện bảo quản; phạm vi sử dụng của giống về thời vụ, vùng địa lý, tóm tắt quy trình trồng và chăm sóc (khi có yêu cầu đặc biệt) phù hợp với thông tin trong hồ sơ cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng.
+ Thông tin cảnh báo an toàn (nếu có).
+ Định lượng giống cây trồng (khối lượng giống hoặc số lượng cây, bầu, hom giống).
+ Ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng; ngày sản xuất cây ghép là ngày ghép; ngày sản xuất cành giống, hom giống là ngày cắt cành giống, hom giống; ngày sản xuất hạt giống, củ giống là ngày thu hoạch; ngày sản xuất của cây giống nhân theo phương pháp nuôi cấy mô là ngày chuyển từ ống nghiệm ra vườn ươm.
+ Tên và địa chỉ của tổ chức sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng.
+ Mã số lưu hành giống cây trồng đối với giống cây trồng được cấp quyết định lưu hành, gia hạn quyết định lưu hành.
+ Xuất xứ giống cây trồng: Ghi cụm từ “sản xuất tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất với giống cây trồng nhập khẩu.
+ Mã hiệu lô giống phù hợp với hồ sơ truy xuất nguồn gốc giống cây trồng, mã hiệu lô giống thực hiện theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP;
+ Thông tin về cây trồng biến đổi gen đối với vật liệu nhân giống của giống cây trồng biến đổi gen.
Lưu ý: đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.
Buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng có các tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Việc sản xuất giống cây trồng có được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính hay không?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Trồng trọt 2018 quy định về sản xuất giống cây trồng như sau:
Sản xuất giống cây trồng
1. Sản xuất giống cây trồng được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
2. Cây, vườn cây cung cấp vật liệu phục vụ nhân giống vô tính, hạt lai đa dòng đối với cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm phải được cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
Như vậy, việc sản xuất giống cây trồng được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
Quảng cáo giống cây trồng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 94/2019/NĐ-CP thì quảng cáo giống cây trồng được thực hiện như sau:
+ Giống cây trồng có Quyết định công nhận lưu hành, Quyết định công nhận lưu hành đặc cách, giống cây trồng tự công bố lưu hành tại Việt Nam được quảng cáo theo quy định của pháp luật quảng cáo.
+ Nội dung quảng cáo giống cây trồng phải theo đúng nội dung trong Quyết định công nhận lưu hành, Quyết định công nhận lưu hành đặc cách, bản công bố các thông tin về giống cây trồng tự công bố lưu hành.
Lưu ý: Trường hợp giống cây trồng nhập khẩu với mục đích triển lãm, hội chợ thì thực hiện quảng cáo theo nội dung Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giống cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?