Cá nhân bị hạn chế về tỷ lệ vốn điều lệ như thế nào khi đầu tư ở cả hai doanh nghiệp viễn thông cùng lúc?

Tôi nghe nói khi đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông ở cả hai doanh nghiệp viễn thông thì sẽ có hạn chế về tỷ lệ vốn điều lệ, vậy hạn chế ở đây là gì? Mục đích của việc hạn chế này nhằm mục đích gì? Cá nhân là người nước ngoài có thể đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam không? Câu hỏi của anh An từ TP.HCM.

Cá nhân bị hạn chế về tỷ lệ vốn điều lệ như thế nào khi đầu tư ở cả hai doanh nghiệp viễn thông cùng lúc?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về về việc sở hữu vốn điều lệ và cổ phần trong doanh nghiệp viễn thông như sau:

Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
2. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông khi có thay đổi trong danh sách tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp.

Như vậy, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

Cá nhân bị hạn chế về tỷ lệ vốn điều lệ như thế nào khi đầu từ ở cả hai doanh nghiệp viễn thông cùng lúc?

Cá nhân bị hạn chế về tỷ lệ vốn điều lệ như thế nào khi đầu từ ở cả hai doanh nghiệp viễn thông cùng lúc? (Hình từ Internet)

Chính phủ quy định tỷ lệ vốn điều lệ của cá nhân trong doanh nghiệp viễn thông nhằm mục đích gì?

Căn cứ Điều 17 Luật Viễn thông 2009 quy định về sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:

Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối.
2. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ vốn hoặc cổ phần tối đa một tổ chức, cá nhân được quyền nắm giữ trong hai hoặc nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh trong một thị trường viễn thông để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.

Theo đó, Chính phủ sẽ quy định chi tiết tỷ lệ vốn hoặc cổ phần tối đa một tổ chức, cá nhân được quyền nắm giữ trong hai hoặc nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh trong một thị trường viễn thông để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.

Cá nhân là người nước ngoài có thể đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 25/2011/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 81/2016/NÐ-CP) quy định về hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông và pháp luật về đầu tư.
2. Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam. Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được phép liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.
3. Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch tài nguyên viễn thông; quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn đầu tư;
b) Đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư quy định tại các Điều 19, 20, 21 Nghị định này.
4. Tỷ lệ phần vốn góp của bên nước ngoài phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, cá nhân là người nước ngoài có thể đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về viễn thông và pháp luật về đầu tư.

Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam.

Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được phép liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp viễn thông

Trần Thành Nhân

Doanh nghiệp viễn thông
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp viễn thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp viễn thông
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có cần phải thông báo cho người sử dụng về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông không?
Pháp luật
Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
Pháp luật
Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông là gì? Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Chương trình khuyến mại đối với nhãn hiệu dịch vụ viễn thông không được phép vượt quá bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có phải xây dựng phương án miễn giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích không?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có phải ban hành quy chế quản lý liên lạc nghiệp vụ nội bộ doanh nghiệp không?
Pháp luật
Giá dịch vụ bán buôn là gì? Thỏa thuận cung cấp dịch vụ bán buôn có cần phải lập thành văn bản không?
Pháp luật
Ai sẽ có nghĩa vụ thực hiện quy định về quản lý tài nguyên viễn thông và tiêu chuẩn kỹ thuật viễn thông?
Pháp luật
Hoạt động bán buôn trong viễn thông là gì? Mức giá bán của dịch vụ bán buôn trong viễn thông phải được xây dựng dựa trên những yếu tố gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp bán buôn trong viễn thông là gì? Doanh nghiệp bán buôn có phải công khai Thỏa thuận mẫu cung cấp dịch vụ bán buôn?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào