Cá nhân có bị xóa đăng ký thường trú ở Việt Nam khi chuyển ra nước ngoài định cư nhưng chưa cắt hộ khẩu không?
- Cá nhân có bị xóa đăng ký thường trú ở Việt Nam khi chuyển ra nước ngoài định cư nhưng chưa cắt hộ khẩu không?
- Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú được quy định như thế nào?
- Cá nhân thuộc đối tượng phải xóa đăng ký thường trú nhưng không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Cá nhân có bị xóa đăng ký thường trú ở Việt Nam khi chuyển ra nước ngoài định cư nhưng chưa cắt hộ khẩu không?
Căn cứ Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định về xóa đăng ký thường trú như sau:
Xóa đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
...
2. Cơ quan đã đăng ký thường trú có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
...
Theo đó, người thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 24 nêu trên thì bị xóa đăng ký thường trú theo quy định.
Cơ quan đã đăng ký thường trú có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Như vậy, trường hợp khi bạn chuyển ra nước ngoài định cư thì bạn bắt buộc bị xóa đăng ký thường trú theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 nêu trên.
Việc xóa đăng ký thường trú theo quy định là để quản lý công dân về mặt cư trú. Lúc này mặc dù bạn ở nước ngoài nhưng bạn vẫn là công dân Việt Nam (trường hợp chưa thôi quốc tịch Việt Nam để nhập vào quốc tịch nước nơi họ đến định cư).
Các giấy tờ về đất đai, nhà ở như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất vẫn đứng tên của bạn nên sẽ không ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng hay cho thuê quyền sử dụng đất.
Xóa đăng ký thường trú (Hình từ Internet)
Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú như sau:
Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú
1. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú của thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc ngay sau khi ra quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú đối với công dân, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Hồ sơ xóa đăng ký thường trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.
3. Cơ quan, đơn vị quản lý người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn đóng quân xóa đăng ký thường trú đối với người thuộc đơn vị mình quản lý. Văn bản đề nghị cần nêu rõ họ, chữ đệm và tên khai sinh; số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người cần xóa đăng ký thường trú; lý do đề nghị xóa đăng ký thường trú.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
...
Theo đó, hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Cá nhân thuộc đối tượng phải xóa đăng ký thường trú nhưng không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
....
Theo đó, bạn hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nhưng không thực hiện thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xóa đăng ký thường trú có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?