Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện và chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự không?
- Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện và chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự không?
- Cá nhân muốn xác định thương tích nhằm khởi tố vụ án hình sự thì có bắt buộc phải trưng cầu giám định không?
- Cá nhân trưng cầu giám định thương tích có quyền yêu cầu người giám định tham gia phiên tòa để trình bày về kết luận giám định không?
Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện và chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
...
3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Theo quy định trên thì cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Như vậy, trong trường hợp chưa nộp đơn khởi kiện đồng thời chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự thì cá nhân hoàn toàn có quyền tự yêu cầu giám định thương tích.
Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện và chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự không? (Hình từ Internet)
Cá nhân muốn xác định thương tích nhằm khởi tố vụ án hình sự thì có bắt buộc phải trưng cầu giám định không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.
...
Và theo quy định tại khoản 4 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì cá nhân muốn xác định thương tích nhằm khởi tố vụ án hình sự thì bắt buộc phải trưng cầu giám định về tính chất thương tích.
Cá nhân trưng cầu giám định thương tích có quyền yêu cầu người giám định tham gia phiên tòa để trình bày về kết luận giám định không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 có quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
2. Người yêu cầu giám định có quyền:
a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
...
Như vậy, cá nhân trưng cầu giám định tư pháp có quyền đề nghị Tòa án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định thương tích cho mình tham gia phiên tòa để giải thích và trình bày về kết luận giám định.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định thương tích có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?