Cá nhân tạo ra giống cây trồng lâm nghiệp có những quyền và nghĩa vụ gì? Tên giống cây trồng mới tạo đặt như thế nào đúng pháp luật?

Xin chào, tôi đang trong quá trình nghiên cứu để tạo ra giống cây trồng, nhưng tôi thắc mắc không biết mình có quyền gì hay không? Nếu trường hợp tôi tạo được loại giống cây trồng lâm nghiệp mới tôi lấy ngày tháng năm sinh của tôi đặt tên cho giống cây trông lâm nghiệp này được không? Ngoài ra, tôi muốn hỏi thêm giống cây trồng được khảo nghiệm như thế nào?

Người tạo ra giống cây trồng lâm nghiệp có những quyền và nghĩa vụ gì?

Tại Điều 15 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp như sau:

- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có các quyền:

+ Đầu tư nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp; điều tra, đánh giá, thu thập, lưu giữ, khai thác nguồn vật liệu nhân giống trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;

+ Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư cho khoa học và công nghệ, chính sách đặc thù cho lĩnh vực, vùng theo quy định của pháp luật;

+ Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có các nghĩa vụ:

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Khi chuyển giao giống cây trồng lâm nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành nghiên cứu, chọn, tạo, thí nghiệm, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen

Trên đây là các quyền và nghĩa vụ khi anh/chị nghiên cứu và tạo giống cây trồng lâm nghiệp. Anh/chị có thể tham khảo.

Người tạo ra giống cây trồng lâm nghiệp

Người tạo ra giống cây trồng lâm nghiệp

Giống cây trồng lâm nghiệp vừa được nghiên cứu và tạo được quy định đặt tên như thế nào? Có thể lấy ngày tháng năm sinh để đặt cho giống cây trồng không?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định tên giống cây trồng lâm nghiệp như sau:

- Tên giống cây trồng lâm nghiệp không được chấp nhận trong những trường hợp sau đây:

+ Chỉ bao gồm chữ số;

+ Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;

+ Trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm;

+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của giống cây trồng lâm nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan;

+ Dễ gây hiểu nhầm về đặc trưng, đặc tính của giống đó;

+ Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;

+ Trùng với tên của giống cây trồng lâm nghiệp đã được bảo hộ.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống và vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp phải sử dụng đúng tên giống cây trồng lâm nghiệp trong quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Khi sử dụng tên giống cây trồng lâm nghiệp kết hợp với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận để sản xuất, kinh doanh thì tên đó phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.

Theo như quy định tại Điều này, anh/chị dự kiến sẽ dùng ngày tháng năm sinh của mình để đặt tên cho giống cây trồng lâm nghiệp mới nghiên cứu và tạo của anh/chị là không được. Vì nội dung điều này quy định không được đặt tên giống cây trồng lâm nghiệp chỉ bao gồm chữ số.

Giống cây trồng được khảo nghiệm như thế nào?

Tại Điều 13 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp như sau:

- Đối tượng khảo nghiệm: Giống cây trồng lâm nghiệp được chọn, tạo trong nước; giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu lần đầu, chưa được công nhận và không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật.

- Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

- Nội dung khảo nghiệm: Khảo nghiệm đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định; khảo nghiệm đánh giá giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

- Các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định này được phép khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá kết quả khảo nghiệm để công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giống cây trồng lâm nghiệp

Lê Trần Quang Nhật

Giống cây trồng lâm nghiệp
Giống cây trồng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giống cây trồng lâm nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giống cây trồng lâm nghiệp Giống cây trồng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng là bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Pháp luật
Người nước ngoài được đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng không?
Pháp luật
Có tên giống cây trồng và lưu mẫu giống cây trồng theo hình thức lưu vật liệu nhân giống cây trồng thì được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng đúng không?
Pháp luật
Buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng có các tài liệu nào?
Pháp luật
Nội dung ghi nhãn giống cây trồng có bắt buộc ghi thông tin cảnh báo an toàn theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Cá nhân đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng có cần phải mô tả đặc tính của giống hay không?
Pháp luật
Mẫu Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng là mẫu nào? Yêu cầu cấp Quyết định này có phải nộp lệ phí?
Pháp luật
Cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng trong bao lâu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ?
Pháp luật
Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán có phải kiểm tra nhà nước về chất lượng không?
Pháp luật
Mẫu bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp trên đất rừng đặc dụng đối với hom giống, cành ghép, mắt ghép là mẫu nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào