Cá nhân, tổ chức nào được nhận khoán bảo vệ rừng? Cá nhân, tổ chức được nhận khoán bảo vệ rừng có mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Cá nhân, tổ chức nào được nhận khoán bảo vệ rừng?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Mục 1 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Khoán bảo vệ rừng
...
3. Bên nhận khoán bảo vệ rừng:
a) Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư trú năm 2020; cộng đồng dân cư theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 nơi có đối tượng khoán;
b) Các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.
Theo đó, cá nhân và tổ chức được nhận khoán bảo vệ rừng bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư trú năm 2020; cộng đồng dân cư theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 nơi có đối tượng khoán;
- Các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Mục 1 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT, bên khoán phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Bên nhận khoán là hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương
- Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp Luật về đất đai và pháp Luật về bảo vệ và phát triển rừng;
- Có kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch và dự án về bảo vệ và phát triển rừng hoặc đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Bên nhận là các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.
- Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c của khoản này;
- Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại các điểm a và c của khoản này;
- Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ Điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;
- Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.
Cá nhân, tổ chức nào được nhận khoán bảo vệ rừng? Cá nhân, tổ chức được nhận khoán bảo vệ rừng có mức hỗ trợ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cá nhân, tổ chức được nhận khoán bảo vệ rừng có mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Mục 1 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT quy
định như sau:
Khoán bảo vệ rừng
...
5. Mức hỗ trợ và hạn mức khoán bảo vệ rừng:
a) Mức hỗ trợ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp (sau đây viết tắt là Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg);
b) Hạn mức diện tích rừng nhận khoán: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP.
...
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg, mức hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng được quy định như sau:...
- Khoán quản lý bảo vệ rừng: Bình quân 300.000 đồng/ha/năm. Mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Trong đó hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha/5 năm.
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân ở các huyện nghèo: Thực hiện theo quy định tại Quyết định 2621/QĐ-TTg năm 2013.
Lưu ý: Quyết định 2621/QĐ-TTg năm 2013 đã hết hiệu lực từ 10/04/2018.
+ Đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo và cộng đồng dân cư thôn được giao rừng ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi thực hiện theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP.
+ Đối với khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển: Thực hiện theo quy định tại Quyết định 120/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020.
Bên nhận khoán bảo vệ rừng thực hiện hoạt động bảo vệ rừng dưới những phương thức nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT, bên nhận khoán bảo vệ rừng có thể thực hiện hoạt động bảo vệ rừng dưới những phương thức sau đây:
- Thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng hằng năm theo quy định pháp luật.
- Hằng năm, bên giao khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định pháp luật.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ rừng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?