Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng nào không bắt buộc phải bảo đảm?
Có những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng nào?
Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:
Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.
...
Theo đó, hợp đồng xây dựng có thể được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
- Đặt cọc,
- Ký quỹ,
- Bảo lãnh
Trong các biện pháp trên thì pháp luật khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.
Có những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng xây dựng nào không bắt buộc phải bảo đảm thực hiện hợp đồng?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:
Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng
...
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền, phương thức bảo đảm; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị. Riêng hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng giao khoán nội bộ, hợp đồng xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu do các hộ dân thực hiện và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.
3. Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện.
...
Như vậy, pháp luật không bắt buộc phải bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng đối với các loại hợp đồng sau đây:
- Hợp đồng tư vấn xây dựng,
- Hợp đồng giao khoán nội bộ,
- Hợp đồng xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu do các hộ dân thực hiện,
- Những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện.
Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng tối đa là bao nhiêu?
Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:
Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng
...
4. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo đảm phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.
5. Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm khác được quy định trong hợp đồng.
6. Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.
Theo quy định này thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu.
Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.
Lưu ý: Trường hợp bên nhận thầu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm khác được quy định trong hợp đồng thì không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?