Các bước vận hành thử và nghiệm thu bơm nước chữa cháy như thế nào? Lập báo cáo nghiệm thu gồm các nội dung gì?

Công ty tôi đang trong quá trình vận hành thử và thực hiện nghiệm thu bơm nước chữa cháy gồm nghiệm thu máy bơm và tủ điều khiển, vậy cho tôi hỏi quy trình vận hành thực hiện như thế nào? Lập báo cáo nghiệm thu gồm có các nội dung gì? Mong được trả lời, tôi cảm ơn.

Các bước vận hành thử và nghiệm thu máy bơm nước chữa cháy như thế nào?

Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy quy định quy trình vận hành thử và nghiệm thu máy bơm nước chữa cháy thực hiện như sau:

Bước 1: Thử nghiệm dòng chảy chữa cháy

- Bơm nước chữa cháy phải thực hiện ở tải danh định tối thiểu và tải cực đại mà không làm quá nóng bất kỳ bộ phận nào.

- Tổ máy bơm nước chữa cháy không được rung lớn để bảo đảm không gây thiệt hại cho bất kỳ bộ phận nào của bơm nước chữa cháy.

- Lưu lượng tối thiểu, danh định và cực đại của bơm nước chữa cháy được xác định bằng cách kiểm soát lượng nước đi qua các thiết bị thử nghiệm.

- Trường hợp trạm bơm nước chữa cháy được thiết kế có từ 02 máy bơm hoạt động đồng thời trở lên, thì thử nghiệm nghiệm thu phải bao gồm thử nghiệm dòng chảy của tất cả các máy bơm đang hoạt động đồng thời.

Bước 2: Điều khiển giới hạn áp lực tốc độ biến thiên

- Máy bơm được thử nghiệm công suất tại 0%, 25%, 50%, 75%, 100%, 125% và 150% lưu lượng tải danh định ở chế độ tốc độ danh định.

Bơm cũng được thử nghiệm ở tải tối thiểu, danh định và cực đại, với bơm nước chữa cháy hoạt động ở tốc độ danh định.

- Hệ thống chữa cháy phải được cách ly và van xả thiết lập đóng khi thử nghiệm tốc độ danh định yêu cầu trong Mục 3.1.2.1.

- Hệ thống chữa cháy phải mở và van xả thiết lập cho thử nghiệm tốc độ biến đổi yêu cầu trong Mục 3.1.2.1.

Bước 3: Thử nghiệm khởi động tải

Bơm nước chữa cháy phải được khởi động và đạt tốc độ danh định mà không bị gián đoạn trong điều kiện xả bằng tải cực đại.

Bước 4: Thử nghiệm đảo pha

Đối với động cơ điện, phải thực hiện thử nghiệm để bảo đảm rằng không có tình trạng đảo pha trong cấu hình cung cấp điện thông thường hoặc từ nguồn cung cấp điện thay thế (nếu có).

Bước 5: Thử nghiệm chuyển đổi nguồn điện

- Khi lắp đặt trạm bơm có từ 02 nguồn điện trở và công tắc chuyển đổi tự động, phải mô phỏng mất nguồn chính và chuyển đổi trong khi máy bơm đang hoạt động ở tải cực đại.

- Việc chuyển từ nguồn điện chính sang nguồn dự phòng và việc chuyển đổi ngược lại không được làm hở thiết bị bảo vệ quá dòng ở một trong hai nguồn điện.

- Phải thực hiện ít nhất một nửa các hoạt động thủ công và tự động trong Mục 3.2. 2 với bơm nước chữa cháy được nối với nguồn thay thế.

Bước 6: Quy trình đo lường

- Phải xác định và ổn định lượng nước xả từ tổ bơm nước chữa cháy.

- Ngay sau đó, phải đo điều kiện hoạt động của bơm nước chữa cháy và bộ dẫn động.

Kết quả:

- Phải so sánh kết quả vận hành, thử nghiệm hoạt động máy bơm nước chữa cháy với hiệu suất bơm ban đầu như đặc trưng thử nghiệm tại nhà máy ban đầu có xác nhận của nhà sản xuất bơm nước chữa cháy.

- Kết quả thử nghiệm vận hành, thử nghiệm hoạt động máy bơm nước chữa cháy phải đáp ứng hoặc vượt quá các đặc tính hiệu suất được ghi trên nhãn máy bơm và kết quả phải nằm trong giới hạn chính xác của thử nghiệm đã nêu ở trên của quy chuẩn này.

Các bước vận hành thử và nghiệm thu bơm nước chữa cháy như thế nào? Lập báo cáo nghiệm thu gồm các nội dung gì?

Các bước vận hành thử và nghiệm thu bơm nước chữa cháy như thế nào? Lập báo cáo nghiệm thu gồm các nội dung gì?

Thực hiện nghiệm thu tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy như thế nào?

Việc nghiệm thu phải tuân thủ quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy như sau:

- Bộ điều khiển bơm nước chữa cháy phải được thử nghiệm theo quy trình khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Tối thiểu phải thực hiện không ít hơn 06 lần vận hành tự động và 06 lần vận hành thủ công trong quá trình thử nghiệm nghiệm thu.

- Bơm nước chữa cháy điện phải được vận hành trong khoảng thời gian ít nhất là 5 phút ở tốc độ cao nhất trong mỗi lần vận hành yêu cầu trong Mục 3.1.1.

- Trình tự hoạt động tự động của bộ điều khiển sẽ khởi động bơm từ tất cả các tính năng khởi động theo thiết kế. Trình tự này sẽ bao gồm các công tắc áp lực hoặc cảm biến áp lực hoặc các tín hiệu khởi động từ xa. Các thử nghiệm của bộ điều khiển động cơ sẽ được chia giữa hai bộ ắc qui. Bơm nước chữa cháy phải được khởi động một lần từ mỗi nguồn điện khác nhau và chạy tối thiểu là 5 phút.

Báo cáo nghiệm thu bơm nước chữa cháy theo quy định thực hiện thế nào?

Tại tiết 3.3.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA yêu cầu như sau:

Kết thúc công tác nghiệm thu trạm bơm nước chữa cháy phải lập hồ sơ nghiệm thu cụ thể như sau:

- Phiếu kết quả thử nghiệm, vận hành và biên bản nghiệm thu trạm bơm nước chữa cháy theo quy định.

- Bản vẽ hoàn công trạm bơm nước chữa cháy.

- Xây dựng hồ sơ, tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa các thiết bị trạm bơm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bơm nước chữa cháy

Ngô Diễm Quỳnh

Bơm nước chữa cháy
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bơm nước chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào