Các chuyên gia trong Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu có bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu không?

Cho tôi hỏi các chuyên gia được bổ sung tham gia vào Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu trong một số trường hợp cần thiết thì những chuyên gia ngành này có cần phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu không? Kết quả kiểm tra việc lựa chọn nhà đầu tư của đơn vị tổ chức đấu thầu cần được được Đoàn kiểm tra báo cáo về cơ quan kiểm tra trong thời hạn bao nhiêu ngày? Câu hỏi của anh Luân từ Hà Nội

Các chuyên gia trong Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu có bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu không?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về việc bổ sung chuyên gia vào Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:

Điều kiện đối với cá nhân thực hiện việc giám sát, theo dõi và thành viên Đoàn kiểm tra
1. Cá nhân thực hiện việc giám sát, theo dõi phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực đấu thầu thuộc các tổ chức như: cơ quan quản lý về đấu thầu; bên mời thầu; tổ chuyên gia; cơ quan, đơn vị thẩm định;
c) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
2. Thành viên Đoàn kiểm tra phải đáp ứng đủ các Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, riêng Trưởng đoàn kiểm tra phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực đấu thầu. Trong trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người đứng đầu cơ quan kiểm tra bổ sung các chuyên gia này tham gia Đoàn kiểm tra. Các chuyên gia này không bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.

Theo đó, trong một số trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người đứng đầu cơ quan kiểm tra bổ sung các chuyên gia này tham gia Đoàn kiểm tra.

Các chuyên gia ngành này không bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu để tham gia Đoàn kiểm tra.

Các chuyên gia trong Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu có bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu không?

Các chuyên gia trong Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu có bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu không? (Hình từ Internet)

Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu cần báo cáo kết quả kiểm tra việc lựa chọn nhà đầu tư của đơn vị đấu thầu về cơ quan trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về việc kiểm tra lựa chọn nhà đầu tư như sau:

Thời gian trong kiểm tra hoạt động đấu thầu
...
2. Đối với lựa chọn nhà đầu tư:
a) Thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của một đơn vị được kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra. Trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, Đoàn kiểm tra phải có Báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt Kết luận kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Thông tư này trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày Đoàn kiểm tra trình dự thảo Kết luận kiểm tra;
b) Trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra thì thời gian thực hiện kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của các đơn vị được kiểm tra tối đa là 20 ngày kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra, trong đó thời gian kiểm tra trực tiếp đối với một đơn vị được kiểm tra không quá 10 ngày làm việc. Trong thời hạn tối đa là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, Đoàn kiểm tra phải có Báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt Kết luận kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Thông tư này trong thời hạn tối đa là 15 ngày kể từ ngày Đoàn kiểm tra trình dự thảo Kết luận kiểm tra.

Theo đó, trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, Đoàn kiểm tra phải có báo cáo kết quả kiểm tra về việc lựa chọn nhà đầu tư của đơn vị tổ chức đấu thầu về cơ quan kiểm tra.

Trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra thì trong thời hạn tối đa là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, Đoàn kiểm tra phải có báo cáo gửi về cơ quan kiểm tra.

Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu chỉ được thành lập khi tiến hành phương thức kiểm tra nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về phương thức kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:

Phương thức kiểm tra
1. Kiểm tra trực tiếp được tiến hành thông qua việc cơ quan kiểm tra thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của đơn vị được kiểm tra. Kiểm tra trực tiếp là phương thức được áp dụng chủ yếu trong việc kiểm tra hoạt động đấu thầu.
2. Yêu cầu báo cáo được tiến hành thông qua việc cơ quan kiểm tra yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo bằng văn bản về nội dung cần kiểm tra. Yêu cầu báo cáo là phương thức áp dụng chủ yếu trong các vụ việc cụ thể phục vụ việc chỉ đạo Điều hành kịp thời của người đứng đầu cơ quan các cấp theo thẩm quyền.
3. Căn cứ nhiệm vụ cụ thể, một cuộc kiểm tra có thể được thực hiện theo một hoặc kết hợp cả hai phương thức kiểm tra nêu trên.

Từ quy định trên thì chỉ khi áp dụng phương thức kiểm tra trực tiếp hoặc kết hợp phương thức kiểm tra trực tiếp với yêu cầu báo cáo đối với hoạt động đấu thầu của đơn vị tổ chức thì mới cần thành lập Đoàn kiểm tra.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm tra hoạt động đấu thầu

Trần Thành Nhân

Kiểm tra hoạt động đấu thầu
Đấu thầu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm tra hoạt động đấu thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm tra hoạt động đấu thầu Đấu thầu
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi thực hiện việc đấu thầu thì cần tuân thủ những quy định nào của pháp luật để đảm bảo không thuộc trường hợp bị cấm đấu thầu?
Pháp luật
Thời hạn và quy trình cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu được quy định như thế nào? Thông báo mời chào hàng có bắt buộc phải đăng tải không?
Pháp luật
Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng có phải đăng tải trên Báo đấu thầu không? Trường hợp không đăng tải thì có bị xử phạt gì không?
Pháp luật
Có được phép tiếp tục đánh giá nhà thầu xếp thứ hai khi nhà thầu thứ nhất không còn đạt chất lượng hay cần phải hủy thầu và tổ chức đấu thầu lại?
Pháp luật
Thời gian chuẩn bị, đánh giá và có hiệu lực của hồ sơ dự thầu được pháp luật quy định như thế nào? Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm những gì?
Pháp luật
Nhà thầu có bắt buộc phải đấu thầu do Ủy ban nhân dân xã tổ chức để lựa chọn tổ thu gom rác thải hay không?
Pháp luật
Đấu thầu thiết bị điện tử theo hình thức chào hàng cạnh tranh: Phạm vi áp dụng, quy trình chào hàng cạnh tranh được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tham gia đấu thầu đất thực hiện dự án nhưng không thực hiện mục tiêu dự án theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư có được không?
Pháp luật
Nêu nhãn hiệu hàng hóa trong chào hàng cạnh tranh có vi phạm gì trong quy định về đấu thầu hay không? Quy định về việc yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa ra sao?
Pháp luật
Có được đồng thời làm giám đốc dự án và làm giám sát công trình không? Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu là gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào