Các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đóng bảo hiểm xã hội theo những phương thức nào?
Đóng bảo hiểm xã hội theo những phương thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 quy định như sau:
Phương thức đóng:
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán đăng ký phương thức đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 6 tháng một lần: chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
Lưu ý: Khi lập ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền đơn vị phải ghi đầy đủ 3 tiêu chí gồm tên đơn vị, mã đơn vị tham gia BHXH và nội dung nộp tiền.
Theo đó, phương thức đóng bảo hiểm xã hội của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
- Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán đăng ký phương thức đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 6 tháng một lần
Các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đóng bảo hiểm xã hội theo những phương thức nào?
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động do đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quyết định bao gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động do đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quyết định như sau:
Tiền lương do đơn vị quyết định:
a) Tiền lương làm căn cứ đóng của người lao động, bao gồm:
- Mức lương ghi trong HĐLĐ.
- Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ 01/01/2018.
b) Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm: Tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ.
c) Tiền lương tháng làm căn cứ đóng đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định; đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
...
Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động do đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố HCM quyết định bao gồm:
- Mức lương ghi trong HĐLĐ.
- Phụ cấp lương:
+ Phụ cấp chức vụ, chức danh;
+ Phụ cấp trách nhiệm;
+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thâm niên;
+ Phụ cấp khu vực;
+ Phụ cấp lưu động;
+ Phụ cấp thu hút
+ Và các phụ cấp có tính chất tương tự.
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ 01/01/2018.
Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc bao nhiêu lâu thì phải đóng tiền lãi?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 quy định như sau:
5. Tính lãi chậm đóng, truy thu:
5.1. Lãi chậm đóng:
Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chưa đóng. Tiền lãi chậm đóng được tính vào ngày đầu hằng tháng.
5.2. Truy thu:
a) Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
...
Theo như quy định trên, đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc từ 30 ngày trở lên thì phải đóng tiền lãi.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?