Các đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có bao gồm phòng Hành chính Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra không?
- Các đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có bao gồm phòng Hành chính Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra không?
- Phòng Hành chính Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Phòng Hành chính Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoạt động theo chế độ gì?
Các đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có bao gồm phòng Hành chính Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 316/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Hành chính - Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra (gọi tắt là Phòng 1)
1. Vị trí và chức năng
Phòng 1 là đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Chánh Thanh tra) xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tổng hợp, báo cáo đánh giá hoạt động thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát hoạt động thanh tra; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, hồ sơ trình xử phạt vi phạm hành chính; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra.
...
Như vậy, phòng Hành chính Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra là một trong những đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Các đơn vị trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có bao gồm phòng Hành chính Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra không? (Hình từ Internet)
Phòng Hành chính Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 316/QĐ-BHXH năm 2024 thì phòng Hành chính Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra:
- Dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội tỉnh) xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra để tổng hợp và trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
- Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra; giúp Tổng Giám đốc xử lý các nội dung chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động kiểm tra ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định;
- Ban hành các quyết định thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các quyết định thanh tra lại;
- Trình Tổng Giám đốc ban hành quyết định kiểm tra theo kế hoạch, đột xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra;
- Đề xuất Tổng Giám đốc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Đề xuất hoặc trình Tổng Giám đốc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan việc thực hiện nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định hoặc theo yêu cầu quản lý;
- Tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm hằng năm; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, công tác cải cách hành chính, thi đua - khen thưởng; chịu trách nhiệm về dữ liệu phần mềm nghiệp vụ được phân công, phân cấp quản lý, khai thác, sử dụng;
- Giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra ban hành Quyết định;
- Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, hồ sơ trình xử phạt vi phạm hành chính khi cần thiết;
- Đề xuất Tổng Giám đốc cấp thẻ, trang phục thanh tra đối với ngạch thanh tra viên thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Thực hiện hạch toán kế toán, theo dõi tài khoản riêng của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(2) Giúp Chánh Thanh tra thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; hành chính; thi đua, khen thưởng; tổ chức cán bộ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định.
(3) Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất.
(4) Chủ trì, phối hợp các phòng thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
- Nghiên cứu khoa học;
- Cải cách hành chính;
- Thi đua, khen thưởng;
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN;
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
- Hợp tác quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số;
- Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
(5) Quản lý con dấu và tài khoản riêng của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(6) Quản lý thanh tra viên, viên chức, lao động hợp đồng và tài sản của phòng theo quy định.
(7) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Thanh tra giao.
Phòng Hành chính Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoạt động theo chế độ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 316/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
Chế độ quản lý và điều hành
1. Các Phòng quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Quyết định này do Trưởng phòng quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng.
2. Viên chức thuộc Phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Chánh Thanh tra và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
...
Như vậy, phòng Hành chính Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng Hành chính tổng hợp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?