Các hình thức phổ biến hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư bao gồm những hình thức như thế nào?

Các hình thức phổ biến hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP bao gồm các hình thức nào? anh T.H.H - Hà Nội.

Hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư được quy định như thế nào?

Ngày 16/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

Theo đó, tại Điều 2 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

Hương ước, quy ước
Hương ước, quy ước là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.

Như vậy, hương ước, quy ước là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Hương ước, quy ước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 61/2023/NĐ-CP cũng quy định về mục đích của việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước như sau:

Mục đích xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
1. Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần tích cực hỗ trợ việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.
2. Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.

Theo đó, mục đích của việc xây dựng hương ước, quy ước bao gồm:

- Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần tích cực hỗ trợ việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.

- Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.

Các hình thức phổ biến hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư (Hình từ Internet)

Các hình thức phổ biến hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP bao gồm các hình thức nào?

Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước:

Thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước đã được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận phải được Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố thông tin, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến các hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư để biết, thực hiện bằng hình thức niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, điểm sinh hoạt cộng đồng và ít nhất một trong các hình thức sau đây:
a) Hội nghị của cộng đồng dân cư;
b) Thông tin trên mạng lưới thông tin cơ sở;
c) Sao gửi đến từng hộ gia đình;
d) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cộng đồng dân cư;
đ) Thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; hoạt động hòa giải cơ sở của đội ngũ hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư;
e) Hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư.
...

Theo đó, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư được phổ biến bằng hình thức niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, điểm sinh hoạt cộng đồng.

Bên cạnh đó, hình thức phổ biến hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư được phổ biến bao gồm các hình thức sau:

- Hội nghị của cộng đồng dân cư;

- Thông tin trên mạng lưới thông tin cơ sở;

- Sao gửi đến từng hộ gia đình;

- Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp;

- Thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; hoạt động hòa giải cơ sở của đội ngũ hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư;

- Hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư.

Trách nhiệm phổ biến hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư là của ai?

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 61/2023/NĐ-CP về trách nhiệm thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước:

Thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước
...
2. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tổ chức các hoạt động thông tin, phổ biến nội dung của hương ước, quy ước cho hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ cộng đồng dân cư tổ chức thông tin, phổ biến, truyền thông và thực hiện hương ước, quy ước.
...

Như vậy, trách nhiệm phổ biến hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư thuộc về các đối tượng sau:

- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư.

- Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phổ biến hương ước

Võ Thị Mai Khanh

Phổ biến hương ước
Hương ước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phổ biến hương ước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phổ biến hương ước Hương ước
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung của việc rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thực hiện hằng năm như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn niêm yết dự thảo hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư theo quy định là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Quyết định bãi bỏ hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư do có nội dung trái với quy định pháp luật được gửi đến tổ chức nào?
Pháp luật
Hình thức hương ước, quy ước được quy định như thế nào? Việc soạn thảo nội dung của hương ước, quy ước được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Nghị định 61/2023/NĐ-CP về nguyên tắc xây dựng thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư? Mục đích của việc xây dựng thực hiện hương ước, quy ước là gì?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi quyết định công nhận hương ước cho Tổ trưởng tổ dân phố trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Việc thông qua hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Thống kê, báo cáo về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước gồm những nội dung gì theo quy định?
Pháp luật
Việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng những hình thức nào theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Hương ước quy ước được thông qua khi nào? Thực hiện thông qua hương ước, quy ước bằng hình thức nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào