Các khía cạnh của tác động thư viện gồm những tác động nào? Tác động thư viện được chia thành các phạm vi như thế nào?
Các khía cạnh của tác động thư viện gồm những tác động nào?
Căn cứ tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12103:2017 (ISO 16439:2014) thì các khía cạnh của tác động thư viện gồm những tác động sau:
- Tác động có thể nhận thấy ngay lập tức (tìm được thông tin hữu ích) hoặc lâu dài (nâng cao năng lực thông tin);
- Tác động có thể ảnh hưởng sâu rộng (thay đổi cuộc sống con người) hoặc ở chừng mực nhất định (ví dụ: những thay đổi nhỏ trong kỹ năng tìm kiếm thông tin);
- Tác động có thể nằm trong dự định hoặc ngoài dự định. Tác động dự định trước đã được thư viện lên kế hoạch theo nhiệm vụ và mục tiêu của thư viện. Tuy nhiên, tác động ngoài dự định (ví dụ: người sử dụng có thể có những quan hệ xã hội trong thư viện) có thể củng cố thái độ tích cực đối với việc sử dụng thư viện.
- Những lợi ích thực tế đối với người sử dụng không giống những lợi ích tiềm năng, ví dụ giá trị của thư viện đối với những vấn đề như văn hóa địa phương hay việc biết đọc biết viết của trẻ em. Lợi ích tiềm năng chính là giá trị của vốn tài liệu di sản văn hóa được thư viện bảo tồn đối với thế hệ tương lai.
Các khía cạnh của tác động thư viện gồm những tác động nào? Tác động thư viện được chia thành các phạm vi như thế nào? (Hình từ Internet)
Tác động thư viện được chia thành các phạm vi như thế nào?
Căn cứ tại tiết 4.4.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12103:2017 (ISO 16439:2014) có quy định như sau:
Định nghĩa và mô tả tác động của thư viện
…
4.4 Những ảnh hưởng của tác động thư viện
4.4.1 Khái quát
Tác động của thư viện cơ bản chia thành các phạm vi như sau:
a) Tác động đối với cá nhân;
b) Tác động đối với tổ chức hoặc cộng đồng mà thư viện trực thuộc;
c) Tác động đối với xã hội.
Trong cả ba trường hợp, tác động có thể ảnh hưởng tới những thay đổi đối với cá nhân, nhóm người, tổ chức hoặc xã hội, nhưng cũng có thể tạo ra giá trị kinh tế.
4.4.2 Tác động đối với cá nhân
Tác động đối với cá nhân là những ảnh hưởng của thư viện và dịch vụ thư viện đối với mỗi người, nhưng cũng có thể là đối với cả nhóm người (ví dụ: một lớp học hay một nhóm những người không phải là người bản địa trong cộng đồng).
Ảnh hưởng này có thể có những tác động sau:
a) Thay đổi trong kỹ năng và năng lực;
b) Thay đổi trong thái độ và hành vi;
c) Thành công hơn trong nghiên cứu, học tập và sự nghiệp;
d) An sinh cá nhân.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tác động thư viện cơ bản được chia thành các phạm vi như sau:
- Tác động đối với cá nhân;
- Tác động đối với tổ chức hoặc cộng đồng mà thư viện trực thuộc;
- Tác động đối với xã hội.
Những khó khăn chủ yếu khi đánh giá tác động có thể tóm tắt như thế nào?
Căn cứ tại tiết 4.6.1 tiểu mục 4.6 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12103:2017 (ISO 16439:2014) có quy định như sau:
Định nghĩa và mô tả tác động của thư viện
…
4.6 Những khó khăn khi đánh giá tác động
4.6.1 Khái quát
Xác định tác động của thư viện đối với mỗi cá nhân, nhóm người và xã hội là một quy trình phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với việc thu thập dữ liệu đầu vào và đầu ra hay đánh giá chất lượng hoạt động thư viện. Những khó khăn chủ yếu khi đánh giá tác động có thể được tóm tắt như sau:
a) Phần lớn các tác động đều vô hình và khó định lượng.
b) Ảnh hưởng của thư viện, về cơ bản, không phải là duy nhất và càng không phải là rõ rệt nhất.
c) Tác động của cùng một dịch vụ thư viện có thể không giống nhau đối với những nhóm đối tượng người sử dụng khác nhau và đối với những môi trường văn hóa và kinh tế khác nhau.
d) Không thể xác định được tác động dài hạn nếu không theo dõi người sử dụng.
e) Dữ liệu định tính thường mang tính chủ quan hơn là khách quan.
f) Đội ngũ nhân viên thư viện có thể không hiểu rõ phương pháp đánh giá tác động hoặc không biết cách sử dụng chúng.
g) Tốn nhiều thời gian và công sức.
4.6.2 Các vấn đề về phương pháp luận
4.6.2.1 Tính vô hình của tác động
Việc sử dụng dịch vụ thư viện (ví dụ: một buổi đào tạo, một giao dịch tham khảo) có thể mang lại những ảnh hưởng trực tiếp, hữu hình. Người sử dụng có thể học được một kỹ năng mới, ví dụ sử dụng các toán tử chặt cụt khi tìm kiếm bằng mục lục hay cơ sở dữ liệu. Nhìn chung, tiêu chuẩn này không định nghĩa tác động là những thay đổi trong các kỹ năng đơn lẻ, mà là những thay đổi mang tính tổng thể hơn đối với một cá nhân, một nhóm hay một cộng đồng như: nâng cao kiến thức, thay đổi về thái độ, giá trị và/hoặc hành vi. Những thay đổi đó phần lớn đều mang tính gián tiếp và mơ hồ, rất khó nhận diện và định lượng được.
…
Như vậy, theo quy định trên thì những khó khăn chủ yếu khi đánh giá tác động có thể tóm tắt như sau:
- Phần lớn các tác động đều vô hình và khó định lượng.
- Ảnh hưởng của thư viện, về cơ bản, không phải là duy nhất và càng không phải là rõ rệt nhất.
- Tác động của cùng một dịch vụ thư viện có thể không giống nhau đối với những nhóm đối tượng người sử dụng khác nhau và đối với những môi trường văn hóa và kinh tế khác nhau.
- Không thể xác định được tác động dài hạn nếu không theo dõi người sử dụng.
- Dữ liệu định tính thường mang tính chủ quan hơn là khách quan.
- Đội ngũ nhân viên thư viện có thể không hiểu rõ phương pháp đánh giá tác động hoặc không biết cách sử dụng chúng.
- Tốn nhiều thời gian và công sức.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thư viện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?