Các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước phải có những điều kiện nào?

Em ơi cho chị hỏi: Các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước phải có những điều kiện nào? Mua hoặc bán giấy tờ có giá tại thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bằng những hình thức nào? Đây là câu hỏi của chị Gia Hân đến từ Đà Nẵng.

Các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước phải có những điều kiện nào?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định như sau:

Giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở
1. Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch nghiệp vụ thị trường mở phải có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có thể chuyển nhượng và nằm trong danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;
b) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
c) Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
d) Lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại tài Khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trước khi đăng ký bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước;
đ) Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn phải lớn hơn thời hạn giao dịch mua, bán có kỳ hạn theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước; Giấy tờ có giá chỉ được đăng ký bán trước ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi và gốc giấy tờ có giá đáo hạn.
2. Danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá với giá thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Như vậy các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước phải có những điều kiện sau:

- Có thể chuyển nhượng và nằm trong danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;

- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;

- Được phát hành bằng đồng Việt Nam;

- Lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại tài Khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trước khi đăng ký bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước;

- Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn phải lớn hơn thời hạn giao dịch mua, bán có kỳ hạn theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước; Giấy tờ có giá chỉ được đăng ký bán trước ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi và gốc giấy tờ có giá đáo hạn.

Và Danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá với giá thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)

Mua hoặc bán giấy tờ có giá tại thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bằng những hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định như sau:

Phương thức mua hoặc bán giấy tờ có giá
1. Mua có kỳ hạn.
2. Bán có kỳ hạn.
3. Mua hẳn.
4. Bán hẳn.

Như vậy mua hoặc bán giấy tờ có giá tại thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bằng những hình thức sau:

- Mua có kỳ hạn.

- Bán có kỳ hạn.

- Mua hẳn.

- Bán hẳn.

Quy trình nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn những nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định như sau:

Quy trình nghiệp vụ thị trường mở
1. Quy trình nghiệp vụ thị trường mở hướng dẫn các nội dung cơ bản sau:
a) Công nhận, chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mở;
b) Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng khung mua/bán giấy tờ có giá;
c) Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán giấy tờ có giá;
d) Thành viên lưu ký giấy tờ có giá;
đ) Thành viên nộp đơn dự thầu;
e) Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tổ chức xét thầu;
g) Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu;
h) Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng cụ thể mua/bán có kỳ hạn giấy tờ có giá;
i) Thanh toán tiền và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá;
k) Xử lý trường hợp các thành viên không thanh toán hoặc không thực hiện theo đúng hợp đồng;
l) Xử lý các vấn đề khác.
2. Nội dung cụ thể của Quy trình nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Như vậy quy trình nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn những nội dung sau:

- Công nhận, chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mở;

- Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng khung mua/bán giấy tờ có giá;

- Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán giấy tờ có giá;

- Thành viên lưu ký giấy tờ có giá;

- Thành viên nộp đơn dự thầu;

- Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tổ chức xét thầu;

- Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu;

- Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng cụ thể mua/bán có kỳ hạn giấy tờ có giá;

- Thanh toán tiền và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá;

- Xử lý trường hợp các thành viên không thanh toán hoặc không thực hiện theo đúng hợp đồng;

- Xử lý các vấn đề khác.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Nhà nước

Nguyễn Nhật Vy

Ngân hàng Nhà nước
Giấy tờ có giá
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước Giấy tờ có giá
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
Pháp luật
Mã số của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ được ghi như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của Ngân hàng Nhà nước có bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng Nhà nước được phân loại ra sao? Mã số nhiệm vụ được ghi thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng Nhà nước? Cá nhân tham gia tuyển chọn nhiệm vụ phải có trình độ thế nào?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng nhà nước gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước gồm những hoạt động nào? Có thể lưu ký giấy tờ có giá đối với giấy tờ có giá ghi sổ lưu ký tại VSDC?
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng cung cấp thông tin không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào