Các loại thịt và các sản phẩm thịt nào phải nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam?

Cho tôi hỏi có các loại thịt và các sản phẩm thịt nào phải nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam? Kiểm tra nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo các tiêu chí gì? Việc kiểm tra nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các tiêu chí gì? Câu hỏi của anh Quang (Bình Dương).

Các loại thịt và các sản phẩm thịt nào phải nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam?

Căn cứ theo Danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BTC có quy định các loại thịt và các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm sau đây khi nhập khẩu vào Việt Nam phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan:

- Mỡ lợn (kể cả mỡ từ mỡ lá và mỡ khổ) và mỡ gia cầm, trừ các loại thuộc nhóm 02.09 hoặc 15.03.

- Mỡ của động vật họ trâu bò, cừu hoặc dê, trừ các loại mỡ thuộc nhóm 15.03.

- Stearin mỡ lợn, dầu mỡ lợn, oleostearin, dầu oleo và dầu mỡ (dầu tallow), chưa nhũ hoá hoặc chưa pha trộn hoặc chưa chế biến cách khác.

- Mỡ và dầu và các phần phân đoạn của chúng, từ cá hoặc các loài động vật có vú sống ở biển, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.

- Mỡ lông và chất béo thu được từ mỡ lông (kể cả lanolin).

- Mỡ và dầu động vật khác và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học, gồm có:

+ Mỡ và dầu động vật và các phần phân đoạn của chúng;

+ Margarin, trừ loại margarin lỏng.

+ Loại khác:

++ Chế phẩm giả ghee;

++ Margarin lỏng;

++ Của một loại sử dụng như chế phẩm tách khuôn;

+++ Shortening;

+++ Chế phẩm giả mỡ lợn;

++ Của hỗn hợp hoặc chế phẩm từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của chúng;

++ Loại khác:

++ Mỡ và dầu động vật;

+ Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của các loại mỡ hoặc dầu khác nhau;

+ Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của chúng và chất béo hoặc dầu thực vật hoặc các phần phần đoạn của chúng;

- Xúc xích và các sản phẩm tương tự làm từ thịt, từ phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết; các chế phẩm thực phẩm từ các sản phẩm đó;

- Thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác;

- Sản phẩm chiết xuất và nước ép từ thịt, cá hoặc từ động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác.

Các loại thịt và các sản phẩm thịt nào phải nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam?

Các loại thịt và các sản phẩm thịt nào phải nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam? (Hình từ Internet)

Kiểm tra nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo các tiêu chí gì?

Tại khoản 1 đến khoản 5 Điều 15 Thông tư 38/2018/TT-BTC có quy định về việc kiểm tra nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

(1) Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2018/TT-BTC, cơ quan hải quan kiểm tra việc khai đầy đủ các tiêu chí sau trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

- Người xuất khẩu;

- Người nhập khẩu;

- Phương tiện vận tải;

- Mô tả hàng hóa, mã số hàng hóa;

- Số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa;

- Nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ xuất xứ hàng hóa;

- Ngày/tháng/năm cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

- Chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

(2) Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam, cơ quan hải quan kiểm tra các tiêu chí phải được khai đầy đủ, hợp lệ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo đúng mẫu quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

(3) Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với phần hàng hóa thực nhập khẩu.

(4) Trường hợp số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế hàng hóa nhập khẩu vượt quá số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận cho hưởng ưu đãi đối với số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

(5) Đối với hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành, cơ quan hải quan kiểm tra trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa các thông tin về tên, nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ của công ty phát hành hóa đơn bên thứ ba và thông tin về hóa đơn bên thứ ba theo quy định tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Các trường hợp nào được xác định là khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Theo khoản 6 Điều 15 Thông tư 38/2018/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 62/2019/TT-BTC) quy định:

Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp có sai sót nhỏ hoặc khác biệt nhỏ giữa nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan nếu những sai sót, khác biệt này phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu, gồm:

- Lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm thay đổi nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

- Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”;

- Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chữ ký mẫu;

- Khác biệt về đơn vị đo lường trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (như tờ khai hải quan, hóa đơn, vận tải đơn);

- Sự khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho cơ quan hải quan với mẫu C/O theo quy định;

- Sự khác biệt về màu mực của các nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

- Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác;

- Sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu:

Trường hợp có sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu nhưng mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu, cơ quan hải quan có cơ sở xác định hàng hóa theo mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu bổ sung đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp có sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu và mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu, cơ quan hải quan có cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu không phải hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan thực hiện từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư này.

Trường hợp có sự khác biệt mã số HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu nhưng mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu và cơ quan hải quan không có cơ sở để xác định hàng hóa theo mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP, gồm:

+ Tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO);

+ Hàm lượng giá trị khu vực (RVC);

+ Chuyển đổi mã số ở cấp chương (CC), chuyển đổi mã số ở cấp nhóm (CTH), chuyển đổi mã số ở cấp phân nhóm (CTSH);

+ Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ nước thành viên xuất khẩu, hàng hóa được sản xuất từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hoặc nhiều nước thành viên (PE);

+ Công đoạn gia công chế biến cụ thể (SP);

+ Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis) thì cơ quan hải quan thực hiện thủ tục xác minh theo quy định tại Điều 19 Thông tư 38/2018/TT-BTC và Điều 21 Thông tư 38/2018/TT-BTC.

- Các khác biệt nhỏ khác theo thỏa thuận tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được Tổng cục Hải quan thông báo.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Ngô Diễm Quỳnh

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
Pháp luật
Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là gì? Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được miễn khi nào?
Pháp luật
Hướng dẫn kê khai chi tiết CO form VN CU xuất khẩu? Mẫu CO form VN CU? Tổng hợp danh mục các cơ quan, tổ chức cấp CO form VN CU của Việt Nam?
Pháp luật
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP là gì? Mẫu khai báo xuất xứ của thương nhân? Hướng dẫn cách điền?
Pháp luật
Cơ quan hải quan được từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận quá thời hạn không?
Pháp luật
Thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho mình được không? Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành có hợp pháp?
Pháp luật
Có nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan sẽ xử lý thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu theo Thông tư 33/2023/TT-BTC?
Pháp luật
Việc khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp được pháp luật quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào