Các mẫu thời khóa biểu đẹp cho năm học mới 2024-2025? Tổng hợp các mẫu thời khóa biểu đẹp cho học sinh?
Các mẫu thời khóa biểu đẹp cho năm học 2024-2025? Tổng hợp các mẫu thời khóa biểu đẹp cho học sinh?
Tại Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024, Bộ Giáo dục Đào tạo Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc thì sẽ tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024 để bắt đầu năm học mới 2024 - 2025.
Dưới đây là tổng hợp các mẫu thời khóa biểu đẹp cho năm học 2024-2025:
Các mẫu thời khóa biểu đẹp cho năm học mới 2024-2025? Tổng hợp các mẫu thời khóa biểu đẹp cho học sinh? (Hình từ Internet)
Khai giảng năm học 2024 - 2025 xong có học luôn không?
Theo Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT thì khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2024.
- Kết thúc học kỳ I trước 18/1/2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2025.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2025.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2025.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, học sinh cả nước sẽ khai giảng năm học 2025 2025 vào ngày 05/9/2024.
Theo hướng dẫn tại Công văn 4327/BGDĐT-GDTH về việc đón học sinh đầu cấp và tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới như sau:
- Chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc quy định về thời gian học sinh tựu trường và tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 - 2025 thống nhất trên cả nước vào sáng ngày 05 tháng 9 năm 2024. Tổ chức khai giảng theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của địa phương, nhà trường, gồm hai phần: (i) Phần lễ được tổ chức ngắn gọn nhưng đảm bảo trang nghiêm với các nghi thức: Chào cờ, hát Quốc ca (không dùng bản nhạc có lời bài hát được ghi sẵn), đọc thư của Chủ tịch nước,...; (ii) Phần hội tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể tuyệt đối an toàn, lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày khai giảng năm học mới.
Thông thường lễ khai giảng sẽ bao gồm 2 phần: Lễ và hội. Buổi lễ khai giảng diễn ra trong khoảng 45 phút - 1 giờ hoặc có thể ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc từng địa phương.
Nhiều trường sau khi kết thúc lễ khai giảng đã bắt đầu dạy học và cũng có trường cho học sinh nghỉ sau khi lễ khai giảng. Vì vậy, học sinh và phụ huynh có thể theo dõi thông tin trên các website, fanpage của trường hoặc liên hệ trực tiếp nhà trường để biết được thông tin chính xác nhất.
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh như sau:
(1) Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.
(2) Năng lực tính toán
Năng lực tính toán của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức kiến thức toán học;
- Tư duy toán học;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Toán.
(3) Năng lực khoa học
Năng lực khoa học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức khoa học;
- Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó các môn học chủ đạo là: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông). Chương trình mỗi môn học, hoạt động giáo dục giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực khoa học với mức độ chuyên sâu được nâng cao dần qua các cấp học (năng lực khoa học; năng lực khoa học tự nhiên, năng lực khoa học xã hội; năng lực vật lí, năng lực hóa học, năng lực sinh học; năng lực lịch sử và địa lí, năng lực lịch sử, năng lực địa lí).
Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông).
(4) Năng lực công nghệ
Năng lực công nghệ của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức công nghệ;
- Giao tiếp công nghệ;
- Sử dụng công nghệ;
- Đánh giá công nghệ;
- Thiết kế kĩ thuật.
Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Công nghệ và được thực hiện ở chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Công nghệ là chủ đạo.
(5) Năng lực tin học
Năng lực tin học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
- Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;
- Hợp tác trong môi trường số.
Yêu cầu cần đạt về năng lực tin học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Tin học và được thực hiện trong toàn bộ các chương trình môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Tin học là chủ đạo.
(6) Năng lực thẩm mĩ
Năng lực thẩm mĩ của học sinh bao gồm năng lực âm nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lực văn học; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ;
- Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ;
- Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó ba môn học đã nêu là chủ đạo.
(7) Năng lực thể chất
Năng lực thể chất của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Chăm sóc sức khỏe;
- Vận động cơ bản;
- Hoạt động thể dục thể thao.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Giáo dục thể chất và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Giáo dục thể chất là chủ đạo.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?