Các quốc gia cần làm gì để người khuyết tật được bảo đảm quyền bình đẳng trong việc sở hữu hoặc thừa kế tài sản?
- Các quốc gia cần làm gì để người khuyết tật được bảo đảm quyền bình đẳng trong việc sở hữu hoặc thừa kế tài sản?
- Cách quy định về sự tiện lợi trong tố tụng và sự bố trí phù hợp với lứa tuổi của người khuyết tật trong hệ thống tư pháp nhằm mục đích gì?
- Người khuyết tật bị tước đoạt tự do sau bất kỳ thủ tục nào thì họ vẫn được bảo vệ theo luật quốc tế về những quyền nào?
Các quốc gia cần làm gì để người khuyết tật được bảo đảm quyền bình đẳng trong việc sở hữu hoặc thừa kế tài sản?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 12 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Được công nhận bình đẳng trước pháp luật
1. Các quốc gia thành viên khẳng định một lần nữa rằng ở bất kỳ đâu, người khuyết tật cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật.
2. Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng người khuyết tật được hưởng năng lực pháp lý trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
3. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp cần thiết để giúp người khuyết tật tiếp cận với sự trợ giúp mà họ có thể cần đến khi thực hiện năng lực pháp lý của mình.
4. Phù hợp với luật quốc tế về quyền con người, các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý dự liệu những giới hạn thích hợp và hiệu quả để phòng ngừa lạm dụng. Những giới hạn này phải bảo đảm rằng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý tôn trọng quyền, ý muốn và sự lựa chọn của người liên quan, không bị ảnh hưởng bởi xung đột lợi ích và ảnh hưởng không chính đáng, tương xứng và phù hợp với hoàn cảnh của người liên quan, chỉ áp dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể và thường xuyên được một cơ quan tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền, độc lập và công bằng xem xét lại. Những giới hạn này phải tương xứng với mức độ mà biện pháp hạn chế năng lực pháp lý ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người liên quan.
5. Phù hợp với các quy định của điều này, các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp và hữu hiệu để bảo đảm quyền bình đẳng của người khuyết tật trong việc sở hữu hoặc thừa kế tài sản, kiểm soát tài chính của mình, tiếp cận bình đẳng đối với các khoản vay ngân hàng, cầm cố hoặc các hình thức tín dụng tài chính khác, và phải bảo đảm rằng người khuyết tật không bị tùy tiện tước đoạt quyền sở hữu.
Theo đó, các quốc gia cần tiến hành mọi biện pháp thích hợp và hữu hiệu để bảo đảm quyền bình đẳng của người khuyết tật trong việc sở hữu hoặc thừa kế tài sản.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Cách quy định về sự tiện lợi trong tố tụng và sự bố trí phù hợp với lứa tuổi của người khuyết tật trong hệ thống tư pháp nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Tiếp cận hệ thống tư pháp
1. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, trong đó bằng cách quy định về sự tiện lợi trong tố tụng và sự bố trí phù hợp với lứa tuổi, nhằm mục đích tạo điều kiện cho người khuyết tật đóng vai trò hiệu quả khi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, như với tư cách người làm chứng, vào mọi tiến trình pháp lý, kể cả ở giai đoạn điều tra hoặc các giai đoạn đầu khác.
2. Để giúp bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu, các quốc gia thành viên phải tăng cường đào tạo thích đáng cho những người làm việc trong lĩnh vực tư pháp, trong đó có cảnh sát và nhân viên trại giam.
Như vậy, cách quy định về sự tiện lợi trong tố tụng và sự bố trí phù hợp với lứa tuổi của người khuyết tật trong hệ thống tư pháp nhằm mục đích tạo điều kiện cho người khuyết tật đóng vai trò hiệu quả khi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, như với tư cách người làm chứng, vào mọi tiến trình pháp lý, kể cả ở giai đoạn điều tra hoặc các giai đoạn đầu khác.
Người khuyết tật bị tước đoạt tự do sau bất kỳ thủ tục nào thì họ vẫn được bảo vệ theo luật quốc tế về những quyền nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Tự do và an toàn cá nhân
1. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng trên cơ sở bình đẳng với những người khác, người khuyết tật được:
a. Hưởng quyền tự do và an toàn cá nhân;
b. Không bị tước đoạt tự do một cách trái pháp luật hoặc tùy tiện, mọi sự tước đoạt tự do đều phải phù hợp với pháp luật, và việc một người có khuyết tật không bao giờ biện minh được cho hành động tước đoạt tự do.
2. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng nếu người khuyết tật bị tước đoạt tự do sau bất kỳ thủ tục nào, họ vẫn được bảo vệ theo luật quốc tế về quyền con người trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và được đối xử theo cách thức phù hợp với mục đích và các nguyên tắc của Công ước này, trong đó có nguyên tắc tạo điều kiện hợp lý.
Như vậy, người khuyết tật bị tước đoạt tự do sau bất kỳ thủ tục nào thì họ vẫn được bảo vệ theo luật quốc tế về quyền con người trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và được đối xử theo cách thức phù hợp với mục đích và các nguyên tắc của Công ước này, trong đó có nguyên tắc tạo điều kiện hợp lý.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?