Các quỹ tín dụng nhân dân có thể cho vay lẫn nhau không? Quỹ tín dụng nhân dân có được phép cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên?
Các quỹ tín dụng nhân dân có thể cho vay lẫn nhau không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
1. Quỹ tín dụng nhân dân nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
2. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam.
3. Quỹ tín dụng nhân dân cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó, trừ việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
4. Các hoạt động kinh doanh khác của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
a) Nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân;
b) Đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng hợp tác xã đối với thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó;
c) Vay, gửi tiền tại ngân hàng hợp tác xã; vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay, gửi tiền lẫn nhau;
d) Tham gia góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã;
đ) Mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
e) Đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, bảo quản tài sản;
g) Đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
h) Tư vấn cho thành viên về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết Điều này và địa bàn hoạt động của từng quỹ tín dụng nhân dân trong Giấy phép.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì các quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay, gửi tiền lẫn nhau.
Các quỹ tín dụng nhân dân có thể cho vay lẫn nhau không? Quỹ tín dụng nhân dân có được phép cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên? (Hình từ Internet)
Quỹ tín dụng nhân dân có được phép được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Thông tư 29/2024/TT-NHNN về hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Hoạt động cho vay
1. Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
2. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên.
3. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với thành viên là pháp nhân, khách hàng là pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số dư tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân đó và thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn còn lại của hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm tại chính quỹ tín dụng nhân dân đó.
...
Theo đó, hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
Cho nên, quỹ tín dụng nhân dân không được phép cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên.
Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân được quy định như thế nào?
Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 24 Thông tư 29/2024/TT-NHNN như sau:
Huy động vốn
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam.
2. Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động trên một xã tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động liên xã tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân
Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 500 tỷ đồng trở lên tối thiểu bằng 70% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
3. Vay ngân hàng hợp tác xã.
4. Vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay, gửi tiền lẫn nhau.
5. Nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân trong nước.
Như vậy, tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân tùy thuộc vào các trường hợp sau:
- Quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động trên một xã: tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
- Quỹ tín dụng nhân dân có có địa bàn hoạt động liên xã: tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân
- Quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 500 tỷ đồng trở lên: tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên tối thiểu bằng 70% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ tín dụng nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?